Nhận xét về vị vua Quang Trung ?
Giup mình với....................
Nhận xét gì về vị vua QUANG TRUNG ?
Giúp mình với-----------------------------------
Cảm ơn nhiều <3
I.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: NHÀ CÁCH MẠNG THỜI ÐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
Là nhà cách mạng thời đại phong kiến Việt Nam, vì người thanh niên Nguyễn Huệ đất Bình Định - Qui Nhơn, với ba mươi sáu tuổi đời, với lòng yêu nước thương dân, đã dám có hành động vượt ra khỏi các luật tắc ý thức hệ phong kiến, chấp nhận hệ quả "Ðược làm vua, thua làm giặc". Hệ quả là hành động cách mạng của Nguyễn Huệ vì có chính nghĩa nên đã "Ðược làm vua" trăm họ và trở thành Hoàng đế Quang Trung.
Thực vậy, trong bối cảnh một chế độ quân chủ chuyên chế, luật tắc ý thức hệ phong kiến là Tam cương (Quân-thần, phu-phụ và phụ-tử) trong đó đạo vua-tôi là trọng hơn cả. Ðạo này xây dựng trên quan niệm thần quyền, coi vua là con Trời (Thiên tử) thay Trời trị dân. Quyền cai trị này cha truyền con nối (Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa). Thần dân có bổn phận phục tùng và trung thành với vua, coi vua là biểu tượng quốc gia, trung thành với vua là yêu nước (Trung quân ái quốc), chống lại vua là phản nghịch. Do đó, một trung thần khi phải chết theo vua, vua bảo chết là phải chết, nếu không là bất trung (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung)...
Những luật tắc phong kiến vừa kể đã ăn sâu vào não trạng người dân và chi phối toàn xã hội. Vậy mà một thanh niên gốc nông dân như Nguyễn Huệ, dù không xuất thân từ "Cửa Khổng sân Trình", cũng biết rõ hậu quả ghê gớm của hành vi chống lại vương quyền, song đã làm một việc ít ai dám làm. Nguyễn Huệ quả là một nhà cách mạng của thời đại phong kiến. Cuộc cách mạng của Nguyễn Huệ đã thành công vì có chính nghĩa (chống ngoại xâm), tụ nghĩa được nhiều nhân tài và nhân dân ủng hộ. Chính nhờ chính nghĩa mà việc lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) của Nguyễn Huệ trở thành chính danh, mở ra một triều đại mới trong lịch sử Việt Nam, Triều đại Nhà Tây Sơn. Về điểm này, sử gia Trần Trọng Kim, sau khi ghi lại việc vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái hậu cầu cứu quân Thanh và mật dụ của nhà Thanh nhân cơ hội này cướp nước ta, ông viết:"... Vậy nước đã mất, thì phải lấy lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng Ðế, truyền hịch đi khắp nơi, đường đường chính chính, đem quân ra đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy, làm cho vua tôi nước Tàu khiếp sợ, tướng sĩ nhà Thanh thất đảm. Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy..." và ông kết luận "Vả đánh đuổi người Tàu đi lấy nước lại mà làm vua thì có điều gì mà trái đạo?" (2)
II.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: THIÊN TÀI QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
1.- THIÊN TÀI QUÂN SỰ:
Là vì khi khởi nghiệp, Nguyễn Huệ chỉ là một người dân mặc áo vải, chưa hề được đào tạo từ một trường quân sự hay có kinh nghiệm chiến trường. Thế nhưng qua các trận đánh khởi đầu vào đất Gia định đã bốn lần đại thắng quân Xiêm la (Thái lan), đến trận đại phá 20 vạn quân Thanh, đã chứng tỏ Nguyễn Huệ - Quang Trung quả là Thiên tài quân sự.
Thật vậy đọc lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Không trường lớp nào dạy ông, nhưng trước khi ra quân Nguyễn Huệ đã biết cách nắm vững tinh thần tướng sĩ, củng cố được niềm tin tất thắng. Về điểm này, lịch sử có ghi lại, sau nhiều tháng ngày hành quân thần tốc Bắc tiến, ngày 20 tháng chạp năm 1788 thì đến núi Tam điệp. Hai tướng Tây sơn là Ngô văn Sở và Ngô thời Nhiệm đều ra tạ tội với vua Quang Trung. Họ tâu rằng vì quân Tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui binh về giữ chỗ hiểm yếu. Nghe vậy, vua Quang Trung không những không một lời khiển trách, mà cười và nói rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong việc..." (3) Và còn định với quân sĩ rằng vào ngày 7 tháng giêng thì vào thành Thăng long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu bắn súng ra như mưa "Vua Quang Trung đã sai người lấy những mảnh ván, ghép ba mảnh lại làm một, lấy rơm cỏ giấp nước quấn ở ngoài, rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới theo sau. Vua Quang Trung cỡi voi đi sau đốc chiến, quân An nam vào gần tới cửa đồn, bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo ùa cả vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn..." (4)
2.- THIÊN TÀI CHÍNH TRỊ:
Là vì xuất thân là người thanh niên áo vải đất Bình Định, không được học cao hiểu rộng, song Nguyễn Huệ từ khi khởi nghiệp đến lúc lên làm vua cai trị muôn dân, Quang Trung Hoàng đế đã chứng tỏ là một người có mưu lược chính trị Trời cho.
Thật vậy, để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị:
- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".
- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc".
- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...)
- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.
Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ." (6)
III.- HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC
Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không... Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh.
Là đại anh hùng dân tộc, vì những phẩm chất và công trạng phi thường của vua Quang Trung như đã được lịch sử ghi nhận và đánh giá, đã là niềm kiêu hãnh và tự hào chung cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vì tất cả công trạng và phẩm chất ấy của vua Quang Trung đã tận hiến cho dân, cho nước, cho dân tộc và cho Tổ quốc Việt Nam. Tiếc thay nhân tài bạc mệnh, vua Quang Trung mới trị vì được bốn năm thì băng hà, ở vào tuổi đời 40 (1752-1792). Vua Quang Trung mất sớm là một mất mát lớn lao cho dân, cho nước, và cho lịch sử Việt Nam. Bởi vì, những cải cách sáng tạo về nội trị có tính cách mạng đầy triển vọng mới bắt đầu, và ý định đánh Tàu đòi đất (Lưỡng Quảng) chưa kịp thực hiện, thì vua Quang Trung đã mất. Vì vậy, đã có giả định rằng, nếu vua Quang Trung sống lâu hơn, chắc chắn lịch sử Việt Nam đã ghi được nhiều điểm son rất đáng tự hào trong triều đại Nhà Tây sơn... Giả định này có cơ sở, vì Nguyễn Huệ - Quang Trung đã chứng tỏ những tư chất hiếm hoi: nhà cách mạng thời đại, thiên tài quân sự và chính trị, và là một đại anh hùng dân tộc.
Hàng năm mỗi độ xuân về, nếu những người đồng hương Bình Định vốn có niềm tự hào tự nhiên về quê hương mình đã sản sinh ra một đấng Anh hùng, thì toàn dân Việt cũng có niềm kiêu hãnh về đất nước mình đã có một đại anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung. Tự hào và kiêu hãnh chưa đủ, mà cần tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với vua Quang Trung nói riêng và các anh hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, qua các buổi lễ kỷ niệm long trọng hàng năm, mang màu sắc và tính chất cổ truyền dân tộc. Ðiều này rất quan trọng, để con cháu chúng ta ở hải ngoại không quên nguồn gốc rất đáng kiêu hãnh và tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của mình, đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc và các nhân tài trên mọi lãnh vực, qua mọi thời đại, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Thông minh tài giỏi có nhiều công lao to lớn đối với đất nước: Thống nhất đất nước đánh đuổi quân Xiêm-Thanh ra khỏi đất nước. Lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động. Phục hồi phát triển kinh tế văn hóa dân tộc chăm lo quyền lợi nông dân, khuyến khích họ trở về quê làm ăn
Như thế được chưa bạn.
Nêu chính sách ngoại giao của vua Quang Trung và nhà Nguyễn đối với nhà Thanh. Nêu nhận xét của mình về chính sách ngoại giao ấy.
Ai giải được thì giúp mình nha!!! Cảm ơn trước
- Vua Quang Trung dự đoán sau khi quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn, vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.
- Nhận xét: Chính sách ngoại giao của Quang Trung vừa khôn khéo, kiên quyết nhưng mềm dẻo và linh hoạt với phương Bắc. Giúp nâng cao lòng tự hào của dân tộc, vừa mềm dẻo để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.
Bạn tham khảo tại nêu và nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của quang trung đối với nhà thanh - Lớp 6/7 Hỏi Đáp - Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về mọi vấn đề trong cuộc sống nhé
Chúc bạn học tốt!
Nhận xét về đường lối chiến lược của vua Quang Trung khi đại phá quân Thanh
Từ những đóng góp của quang trung đối với đất nước ta nhận xét được vua Quang Trung là một người như thế nào?( sắp thi rồi các bạn giúp mình với..hu...hu...hu)
Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.
Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.
Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.
Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.
Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.
Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.
Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.
Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.
Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.
Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.
Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.
Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".
Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.
Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.
Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.
Chúc bn hx tốt!
Qua bài chiếu anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung.
Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:
+ Quang Trung hết lòng lo cho dân cho nước
+ Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc
+ Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.
Câu 5.Để ghi nhớ công ơn của các vị anh hung dân tộc là một hs em cần phải làm gì?
Câu 6. Qua phong tràoT ây Sơn em có nhận xét gì về vai trò của vua Quang Trung?
Tham khảo
Câu 5:
Để ghi nhớ công ơn to lớn của các vị anh hùng dân tộc, nhân dân ta đã làm gì ? Theo em học sinh chúng ta cần phải làm gì để đền đáp những công ơn đó.
⇒Học tập thật tốt
⇒Biết ơn và tri ân họ
⇒Tuyên truyền họ
⇒Xứng đáng với công lao họ
⇒Cố gắng làm việc thật nhiều
⇒KHông bôi nhọ họ
⇒Tích cực trao đổi , nói về họ trong trang sủ hào hùng
Câu 6:
- Vai trò của vua Quang Trung
+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước,
+ có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
=>Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
Tham khảo:
Câu 5
– Học tập thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ trở thành người có ích cho xã hội .
– Tuyên truyền truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Biết ơn,tưởng nhớ các vị anh hùng của dân tộc.
– Biết quý trọng những gì tổ tiên, ông cha để lại.
Câu 6
- Vai trò của vua quang trung
+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước,
+ có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
=>Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
Nêu những chính sách về quốc phòng và ngoại giao của vua Quang Trung. Nhận xét của em về những chính sách đó.
a. Chính sách quốc phòng:
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ: phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.
- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch: ba suất đinh lấy một suất lính.
- Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính và hàng chục đại bác.
b. Chính sách ngoại giao:
- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.
Những chính sách này thể hiện tài năng và mưu lược của vua Quang Trung
- Bạn hãy nêu nhận xét về đời sống xã hội của nhân dân vào triều đại Lê Trung Hưng và đưa ra quan điểm cá nhân đối với 16 vị vua thời Hậu Lê ?
Mọi người giúp mình với ạ
Bạn hãy nêu nhận xét về đời sống xã hội của nhân dân vào triều đại Lê Trung Hưng và đưa ra quan điểm cá nhân đối với 16 vị vua thời Hậu Lê ?
- Dưới triều đại Lê Trung Hưng thì sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ khiến nhà Lê nghiêng ngả và đất nước bị chia cắt thành Đàng trong và Đàng ngoài đời sống nhân dân nghèo khổ tản cư đi khắp nơi và xã hội loạn lặc cướp bóc nổi nên liên tục .
\(\rightarrow\) Đời sống xã hội của nhân dân vào triều đại Lê Trung Hưng là rất cực khổ.
- \(16\) vị vua thời Hậu Lê là :
- Lê Trang Tông
- Lê Trung Tông
- Lê Anh Tông
- Lê Thế Tông
- Lê Kính Tông
- Lê Thần Tông
- Lê Chân Tông
- Lê Huyền Tông
- Lê Gia Tông
- Lê Hy Tông
- Lê Dụ Tông
- Lê Đế Duy Phương
- Lê Thuần Tông
- Lê Ý Tông
- Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).
\(\rightarrow\) Tất cả các vị vua trên đều đã cùng nhau nối tiếp giữ nước được 256 năm nhưng không một thời vua nào mà giúp được dân chúng trong cả nước có cuộc sống phồn thịnh và ấm lo và các vị vua đều bị mờ mắt bởi những thư sa hoa phú quý mà không hề quan tâm tới dân chúng .
em có nhận xét gì về chính sách phục hồi kinh tế vầ xây dựng văn hóa dân tộc của vua quang trung?