hãy cho biết một vài nét về phong trào tây sơn
hãy nêu vài nét về lê lợi và nguyễn trãi
trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn và phong trào tây sơn
REFER
Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam SơnCuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:
– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam SơnThắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những nét chính về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
Nguyên nhân bùng nổ:
-Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.Đời sống nhân dân ngày càng trở nên khổ cực, lầm than
-Nhân dân Đàng Trong phải chịu rất nhiều thứ thuế vô lý.
=>Nhân dân ngày càng bất mãn với triều đình, hừng hực khí thế đấu tranh.
-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.
Hãy cho biết đánh giá của em về vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
Gợi ý:
- Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).
- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
- Khi có quân xâm lược Xiêm, Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Sưu tầm một số tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn và sử dụng tư liệu đó để giới thiệu về phong trào Tây Sơn với thầy cô, bạn học.
Theo hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo, đây là vùng đất phía trên đèo An Khê, ngày nay phân bố đều cả 4 địa phương: An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro và Kbang. Trong đó, An Khê Trường (thị xã An Khê ngày nay) là một trong 17 di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo. An Khê Trường là “Trường giao dịch”, nơi giao tiếp của 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Đây là nơi được chọn làm căn cứ địa buổi đầu của phong trào nông dân Tây Sơn (1771-1773) trong việc tập hợp lực lượng khởi nghĩa của 3 anh em nhà Tây Sơn trước khi tiến quân xuống đồng bằng vào năm 1773.
Theo anh Trần Đình Luân, cán bộ Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo, An Khê Trường được xây dựng trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng, đây là vị trí quan trọng, nơi người Kinh tiếp xúc với người Ba Na để giao thương buôn bán hàng hóa. Trong quá trình này, 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn đã vận động người dân tham gia nghĩa quân để tập hợp lực lượng khởi nghĩa, trở thành căn cứ xây dựng lực lượng, huấn luyện, tích trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa phong trào Tây Sơn.
Cổng vào di tích lịch sử - văn hóa An Khê Trường là 2 hàng trụ đá lớn màu xám được đẽo nguyên khối và trang trí thêm những biểu tượng của cồng chiêng Ba Na gợi vẻ trang nghiêm và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. 2 cánh cổng vào được đắp phù điêu đắp nổi diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Phù điêu tuy không lớn nhưng được làm rất tinh tế, lột tả cảnh người cưỡi voi rất sinh động, cảnh thồ hàng ra trận, cảnh những ngôi nhà rông, dòng suối, đồi núi… Hình ảnh người Ba Na được khắc họa tinh tế, thể hiện được ngoại hình cũng như tính cách đặc trưng của họ. Ngoài ra, vẻ mặt họ còn toát lên niềm vui, sự tin tưởng vào thủ lĩnh Nguyễn Huệ, lòng trung trinh cũng như sự quyết tâm đồng lòng để giành chiến thắng. Bức phù điêu ngắn nhưng khách có thể ngắm và suy tư mãi về ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại cũng như khâm phục sự tài hoa của người nghệ sĩ điêu khắc.
(Sưu tầm: Chứng tích lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn - bienphong.com.vn/)
Hãy giải thích rõ về nhận định sau :" khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã phát triển từ một phong trào nông dân thành phong trào dân tộc" giúp em với ạaaa
Hãy mô tả ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết.
Tham khảo
Bảo tàng Quang Trung: được xây dựng trên nền nhà cũ của anh em Nhà Tây Sơn, vị trí bao quanh Đền thờ Tây Sơn tam kiệt. Đây là nơi trưng bày 11.605 tư liệu, hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn. Phía trước Bảo tàng có tượng đài Hoàng đế Quang Trung uy nghi bằng đồng. Đây là một địa điểm vô cùng hấp dẫn để thăm quan và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn hào hùng cũng như để tưởng nhớ công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Phong trào Tây Sơn do ai lãnh đạo ? Hãy lập niên biểu những thắng lợi quan trọng của phong trào Tây sơn 1771-1789?
Tham khảo:
Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
từ nội dung bài học 25 [phong trào tây sơn -sách giải khóa lịch sử 7] bằng hiểu biết của mình em hãy nêu những đóng gópcua quang trung với phong trào tây sơn .Theo em đóng góp nào là quan trọng nhất .
bạn tham khảo nha
1. Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa
2. Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh
3. Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia
4. Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ
*theo em thì công lao lớn nhất của vua Quang Trung là : Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia
chúc bạn học tốt nha.
Trình bày vài nét về quân Tây sơn
Tham khảo
1771 | Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ |
9 - 1773 | Chiếm phủ thành Quy Nhơn |
1774 | Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận |
1776 - 1783 | Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định |
1777 | Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn |
1785 | Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược |
1786 - 1788 | Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê |
1789 | Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược |