Hãy nêu những đặc điểm chính của địa hình Tây Ninh ? Kể tên các dạng địa hình của Tây Ninh?
Nêu đặc điểm các dạng địa hình của Tây Ninh ?
Các dạng địa hình chính của Tây Ninh:
-Địa hình núi: chủ yếu thuộc khu vực khối nùi Bà Đen.
-Địa hình đồi: khá phổ biến, ở thượng nguồn sông Sài Gòn, ranh giới với tỉnh Bình Phước.
-Địa hình đồi dốc thoải: cao từ 15 – 20m. Tập trung ở các huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu.
-Địa hình đồng bằng: dọc 2 bờ sông Vàm Cỏ Đông.
- Kể tên các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á, phía bắc, phía tây nam, ở giữa có dạng địa hình gì?
Quan sát hình 2 và bảng 1, em hãy:
• Xác định vị trí các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. Nêu tên cao nguyên cao nhất và cao nguyên thấp nhất.
• Trình bày đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên là: Kon Tum; Pleiku; Đắk Lắk; Mơ Nông; Lâm Viên; Di Linh.
- Cao nguyên cao nhất là: cao nguyên Lâm Viên (1500 m).
- Cao nguyên thấp nhất là: Kon Tum và Đắk Lắk (500 m).
• Yêu cầu số 2:
- Địa hình của vùng Tây Nguyên bao gồm nhiều cao nguyên với mặt bằng rộng lớn và có độ cao khác nhau.
Tham khảo
- Các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên là: Kon Tum; Pleiku; Đắk Lắk; Mơ Nông; Lâm Viên; Di Linh.
- Cao nguyên cao nhất là: cao nguyên Lâm Viên (1500 m).
- Cao nguyên thấp nhất là: Kon Tum và Đắk Lắk (500 m).
Địa hình của vùng Tây Nguyên bao gồm nhiều cao nguyên với mặt bằng rộng lớn và có độ cao khác nhau.
Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?
Đặc điểm chính của địa hình vùng Tây Bắc
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam:
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như : Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...
Ánh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng
Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
Nêu đặc điểm tuyến đường bộ chính của tỉnh Tây Ninh ?
Tuyến đường bộ chính của Tây Ninh là quốc lộ 22 bao gồm:
+ Quốc lộ 22A: dài 28 km, từ Suối Sâu đến cửa khẩu Mộc Bài, là tuyến đường quốc tế xuyên Á.
+ Quốc lộ 22B: dài 77 km, từ Gò Dầu qua Thị xã Tây Ninh đến cửa khẩu Xa Mát.
Xác định địa hình nơi em sinh sống,dạng địa hình đó có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển nông nghiệp
(Tây Ninh)
Trình bày tình hình gia tăng dân số tự nhiên của các địa phương trong tỉnh Tây Ninh ?
Tình hình gia tăng dân số của tỉnh Tây Ninh:
-Gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các địa phương trong tỉnh.
-Các huyện vùng sâu, biên giới tỉ lệ tăng cao hơn vùng thị xã, thị trấn.
+ Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu mức tăng dân số cao hơn 1,71%.
+ Thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng mức tăng thấp hơn 1,71%.
1.Nêu đặc điểm cư dân,đô thị hóa ở Châu Âu?
2.Em hãy cho biết khu vực Tây và Trung Âu có những dạng địa hình chính nào
3.Trình bày đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Âu
1.
- Trên phần lớn lãnh thổ châu Âu, mật độ dân số từ 25 đến 125 người/km2.
- Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2): ở ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
- Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2): ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu.
2.
a. Miền đồng bằng
- Miền đồng bằng phía bắc.
+ Vị trí: Giáp biển Bắc và biển Ban tích kéo dài từ Phía bắc của Pháp tới Ba Lan.
+ Phía bắc có nhiều đầm lầy, hồ, đất xấu; phía nam đất thịt pha cát mịn , mầu mỡ .
+ Ven biển Bắc bị sụt , lún vài cm/năm.
- Đồng bằng trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp giáp dãy Các-pát ở phía nam.
b. Miền núi già.
- Là miền núi uốn nếp-đoạn tầng.
- Có các khối núi xen kẽ đồng bằng nhỏ, hẹp và những bồn địa.
c. Miền núi trẻ
-Dãy An-pơ :
+ Là vòng cung núi dài trên 1200km, gồm nhiều dãy song song.
+ Nhiều đỉnh cao trên 3000m có tuyết và băng hà bao phủ.
- Dãy Các-pát :
+ Là vòng cung núi dài gần 1500km.
+ Thấp hơn dãy An-pơ.
+ Có nhiều khoáng sản : sắt, kim loại màu, kali, dầu mỏ, khí thiên nhiên nhiên
3.
Các nước Bắc Âu có mức sống cao, nhờ khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.
Nguồn thuỷ điện dồi dào và rẻ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.
Kinh tế biển giữ vai trò quan trọng ờ khu vực Bắc Âu. Các dân tộc ở Bắc Âu từ xưa đã nổi tiếng về nghề hàng hải và đánh cá. Na Uv và Ai-xơ-len có đội thương thuyền hùng mạnh và đội tàu đánh cá hiện đại. Công nghiệp khai thác dầu khí rất phát triển ở vùng Biển Bắc.
Công nghiệp khai thác rừng, sản xuất đồ gỗ và giấy xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước trên bán đảo Xcan-đi-na-vi. Việc khai thác được tổ chức có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ và trồng rừng. Gỗ được kết thành bè và thả trôi theo dòng sông tới các nhà máy chế biến gỗ nằm bên bờ biển.
Điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu nhìn chung không thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt.
Ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi (bơ, pho mát. sữa, thịt…) để xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Đánh cá và xuất khẩu cá cũng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng (cá chiếm 75% tổng sản phẩm xuất khẩu của Ai-xơ-len).
Dựa vào hình 50.1 sgk địa lí 7 trang 151,hãy cho biết:
-Dạng địa hình
-Độ cao địa hình.
-Đặc điểm địa hình.
-Đỉnh núi lớn và độ cao
⇒Của miền tây,miền trung tâm và miền đông
Các khu vực Địa hình | 2 dải Đồng bằng ven biển phía Tây và phía Đông | Cao nguyên Tây Ô-xtrây-li-a | Đồng bằng trung tâm | Dãy Đông Ô-xtrây-li-a |
Đặc điểm địa hình | Đồng bằng hẹp, độ cao trung bình <100m | Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao xấp xỉ 400-500m | Đồng bằng rộng lớn, cao trung bình >100m, bề mặt tương đối bằng phẳng, dốc thoải dần về Hồ Ây-rơ | Núi trẻ, đỉnh cao, sườn dốc |
Đỉnh núi cao nhất |
|
| Đỉnh Rao-đơ Mao Cao khoảng 1500m |
- Địa hình chia thành các khu vực:
+ Đồng bằng ven biển phía tây.
+ Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
+ Đồng bằng trung tâm.
+ Dãy đông Ô-xtrây-li-a.
+ Đồng bằng ven biển phía đông.
- Độ cao của các khu vực:
+ Đồng bằng ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ hẹp thấp dưới 100m
+ Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình 500m.
+ Đồng bằng trung tâm co độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu -16m, có sông Đac-linh chảy qua.
+ Dãy đông Ô-xtrây-li-a có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500mm
+ Đồng bằng ven biển phía đông nhỏ hẹp.
- Đỉnh núi cao nhất: đỉnh Rao-đơ-mao ở dãy đông Ô-xtrây-li-a cao 1500 m dựng đứng ven biển.