Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Thanh Hoa
Xem chi tiết
Anh Triêt
9 tháng 4 2017 lúc 10:45

Vì:

- Nhờ khai hoang & điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp đàng trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.
- Trong thế kỷ XVII nước ta xuất hiện một số thành thị bởi vì: Do sự phát triển công thương nghiệp đã tạo điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kỳ( Thăng Long ) ngày càng phồn thịnh.
- Quân Tây Sơn được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân những nơi mà quân Tây Sơn đặt chân đến. Khởi nghĩa từ lúc nổ ra đã hợp với lòng dân. Có bộ chỉ huy nghĩa quân tài giỏi, không chỉ giỏi chiến thuật đánh giặc mà còn giỏi trong việc thu phục các tầng lớp sĩ phu.

Bình luận (0)
HÀ
Xem chi tiết
Quốc Đạt
18 tháng 3 2019 lúc 16:38

Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...

Bình luận (1)
Nguyen Thi Bich Phuong
Xem chi tiết
Sweet_Blackrose2503
3 tháng 12 2016 lúc 22:20

tình hình:

- chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) đã tạo cho nước Mĩ có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

nguyên nhân của sự phát triển:

- nhờ số lợi nhuận thu đươc từ chiến tranh

- giai cấp tư sản dùng mọi biện pháp nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột cong nhân.

hihi Mik biết nhiêu đây thôi hà !!!

Bình luận (1)
Võ Thu Uyên
4 tháng 12 2016 lúc 16:09

Về kinh tế: - Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Tở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế:

+ Công nghiệp chiếm 48% so với thế giới

+ Trưc lượng vàng chiếm 60% so với thế giới.

- Nguyên nhân: + nhờ số lợi nhuận mà Mĩ thu được sau chiến tranh thế giới làn thứ nhất.

+ Giai cấp tư sản không ngừng sử dụng mọi biện pháp để cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột nhân dân.

 

Bình luận (0)
Huyền Trang
8 tháng 11 2017 lúc 20:56

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Bình luận (0)
nguyen thi minh nguyet
Xem chi tiết
Hạ Thần Hi
Xem chi tiết
pu
12 tháng 11 2018 lúc 22:03

Nông nghiệp:

- Chia ruộng cho nông dân

- Khuyến khích sản xuất: lễ cày tịch điền

- Khai khẩn đất hoang

- Chú trọng thủy lợi

​​​​​​​ Ổn định và phát triển

b)Thủ công nghiệp:

- Nghề cổ truyền phát triển: dệt lụa, kéo tơ, làm giấy...

- Xưởng thủ công nhà nước quản lí: sản xuất vũ khí,...

c) Thương nghiệp:

- Trống nước: nhiều trung tâm buôn bán và cho hình thành

- Nhiều người nước đến buôn bán

Bình luận (0)
pu
12 tháng 11 2018 lúc 22:03

Nông nghiêp:
+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã.
+ Hàng năm vào mùa Xuân, vua Lê thường về các địa phương cày tịch điền.
+ Đào vát kênh mương, khai khẩn đất hoang.
- Thủ công nghiệp:
​+ Xuất hiện xưởng thủ công nhà nước.
+ Nghề thủ công cổ truyền phát triển.

Bình luận (0)
quan phan
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
4 tháng 1 2021 lúc 11:48

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

Bình luận (0)
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
Phùng Tạp Thi
30 tháng 12 2021 lúc 15:15

d

Bình luận (0)
/happdanh Danhkisayhello
Xem chi tiết
Mai Quế Anh
15 tháng 10 2017 lúc 10:55

Cuối tk XIX kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh vì:1/1868 Liên Hoàng Minh Trị thực hiện 1 loạt các cải cách ởnhiều lĩnh vực *kinh tế -thống nhất tiền tệ -Xóa bỏ độc quyền ruộng đất *chính trị:chế độ nông nô đc bãi bỏ *giáo dục:-thi hành chính sách giáo dục bắt buộc;chú trọng khoa học kĩ thuật trong giảng dạy;cử học sinh ưu tú đi du học *quân sự: -quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây -sản suất vũ khí được chú trọng

Trình bày hông được đẹp mong bạn thông cảmbucminhokyeu

Bình luận (0)
Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
30 tháng 3 2017 lúc 9:28

1. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

2.Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

+ Mong muốn quan hệ giao bang hòa hảo giữa hai nước để có điều kiện hòa bình xây dựng đất nước nhưng không vi phạm nguyên tắc chủ quyền và độc lập.

+ Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của Tổ quốc và sự toàn vẹn của lãnh thổ.

+ Thể hiện sự uy tín, vị thế của vua Quang Trung và Đại Việt.

3. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

*Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
*Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt.

Chúc bn hx tốt!


Bình luận (0)