nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3 sau phản ứng thu được 21,65 gam chất rắn A( trong A nguyên tố kali chiếm 36,03% về khối lượng) và khí B. Tính thể tích khí B tạo thành sau phản ứng ở đktc
Nhiệt phân hoàn toàn 28,05 gam hỗn hợp gồm KClO3 và KMnO4 thì thu được 21,65 gam chất rắn.
a. Tìm thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b. Tìm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu và các chất trong hỗn hợp sau phản ứng.
\(a) m_{O_2} = 28,05 - 21,65 = 6,4(gam)\\ n_{O_2} = \dfrac{6,4}{32} = 0,2(mol)\\ V_{O_2} = 0,2.22,4 = 4,48(lít)\\ b) n_{KClO_3} =a ; n_{KMnO_4} = b(mol)\\ \Rightarrow 122,5a + 158b = 28,05(1)\\ 2KClO_3 \xrightarrow{t^o} 2KCl + 3O_2\\ 2KMnO_4 \xrightarrow{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\\ n_{O_2} = 1,5a + 0,5b = 0,2(2) (1)(2)\Rightarrow a = b = 0,1\)
\(m_{KClO_3} = 0,1.122,5 = 12,25(gam)\\ m_{KMnO_4} = 0,1.158 = 15,8(gam)\\ n_{K_2MnO_4} = n_{MnO_2} = 0,5b = 0,05(mol)\\ m_{K_2MnO_4} = 0,05.197 = 9,85(gam)\\ m_{MnO_2} = 0,05.87 = 4,35(gam)\\ n_{KCl} = n_{KClO_3} = 0,1(mol)\\ m_{KCl} = 0,1.74,5 = 7,45(gam)\)
PT: \(2KClO_3\xrightarrow[MnO_2]{t^o}2KCl+3O_2\)
\(2KMnO_4\underrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
a, Phần này phải là thể tích O2 chứ nhỉ?
Theo ĐLBT KL, có: mKClO3 + mKMnO4 = m chất rắn + mO2
⇒ mO2 = 28,05 - 21,65 = 6,4 (g)
\(\Rightarrow n_{O_2}=\dfrac{6,4}{32}=0,2\left(mol\right)\Rightarrow V_{O_2}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
b, Giả sử: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{KClO_3}=x\left(mol\right)\\n_{KMnO_4}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ 122,5x + 158y = 28,05 (1)
Theo PT: \(n_{O_2}=\dfrac{3}{2}x+\dfrac{1}{2}y\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{3}{2}x+\dfrac{1}{2}y=0,2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) ⇒ x = y = 0,1 (mol)
⇒ mKClO3 = 122,5.0,1 = 12,25 (g)
mKMnO4 = 0,1.158 = 15,8 (g)
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{KCl}=n_{KClO_3}=0,1\left(mol\right)\\n_{K_2MnO_4}=n_{MnO_2}=\dfrac{1}{2}n_{KMnO_4}=0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ mKCl = 0,1.74,5 = 7,45 (g)
mK2MnO4 = 0,05.197 = 9,85 (g)
mMnO2 = 0,05.87 = 4,35 (g)
Bạn tham khảo nhé!
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí (có phần trăm thể tích: 20% O2; 80% N2) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3 khí trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.
b) Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng nhẹ cho đến phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Nhiệt phân hoàn toàn 99,95 gam hỗn hợp KMnO4 và KClO3 sau phản ứng thu đc 14,56 lít khí O2 ở đktc
a) Tính % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp trước phản ứng
b) Tính % khối lượng mỗi chất rắn có trong hỗn hợp sau phản ứng
\(a)n_{KMnO_4} = a; n_{KClO_3} = b\Rightarrow 158a + 122,5b = 99,95(1)\\ 2KMnO_4 \xrightarrow{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\\ 2KClO_3 \xrightarrow{t^o} 2KCl + 3O_2\\ n_{O_2} = 0,5a +1,5b = \dfrac{14,56}{22,4}=0,65(2)\\ (1)(2)\Rightarrow a = 0,4 ; b = 0,3\\ \%m_{KMnO_4} = \dfrac{0,4.158}{99,95}.100\% = 63,23\%\\ \%m_{KClO_3} = 100\%-63,23\% = 36,77\%\)
\(n_{K_2MnO_4} = n_{MnO_2} = 0,5a = 0,2(mol)\\ n_{KClO_3} = b = 0,3(mol)\\ m_{hh\ sau\ pư} = 99,95 - 0,65.32 = 79,15(gam)\\ \%m_{K_2MnO_4} = \dfrac{0,2.197}{79,15}.100\% = 49,78\%\\ \%m_{MnO_2} = \dfrac{0,2.87}{79,15},100\% = 21,98\%\\ \%m_{KCl} = 28,24\%\)
ko khó lém bn ơi có câu nèo easy hơm ko
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp A gồm KClO3 và KMnO4 theo sơ đồ phản ứng sau:
KClO3 KCl + O2
KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
Lấy 68,35 (g) hỗn hợp A đem nhiệt phân hoàn toàn thu được 50,75 (g) hỗn hợp chất rắn B gồm KCl, K2MnO4 và MnO2. Tính khối lượng khí oxi thu được.
Nung 43,3 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3. Sau một thời gian thu được khí X và chất rắn Y. Nguyên tố Mn chiếm 24,103% khối lượng chất rắn Y. Tính khối lượng của KMnO4 và KClO3 trong hỗn hợp ban đầu. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 90%.
Gọi n KMnO4 = a
n KClO3 = b ( mol )
--> 158a + 122,5 b = 43,3
PTHH :
\(2KClO_3\underrightarrow{t^o}2KCl+3O_2\uparrow\)
0,9b 1,35b
\(2KMnO_4\underrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\uparrow\)
0,9a 0,45a
\(\%Mn=\dfrac{55a}{43,3-32\left(0,45a+1,35b\right)}=24,103\%\)
\(\rightarrow a=0,15\)
\(b=0,16\)
\(m_{KMnO_4}=0,15.158=23,7\left(g\right)\)
\(m_{KClO_3}=0,16.122,5=19,6\left(g\right)\)
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn B và khí O2. Biết KClO3 bị phân hủy hoàn toàn theo phản ứng KClO3 →KCl + O2; còn KMnO4 bị phân hủy 1 phần theo phản ứng KMnO4 →K2MnO4 + MnO2 + O2. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,127% khối lượng, khí O2 thu được vừa đủ đốt cháy hết 1,728 gam nhôm. Giá trị của m bằng?
\(n_{Al}=\dfrac{1,728}{27}=0,064\left(mol\right)\)
PTHH: 4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3
____0,064->0,048
=> mO2 = 0,048.32 = 1,536 (g)
\(m_B=\dfrac{0,894.100}{8,127}=11\left(g\right)\)
Theo ĐLBTKL: mA = mB + mO2
=> mA = 11 + 1,536 = 12,536 (g)
1. Nhiệt phân hoàn toàn 308,2 gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được khí B và chất rắn D. Nguyên tố Mangan chiếm 10,69% khối lượng của D. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong A.
2. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung a gam đá vôi một thời gian thu được chất rắn có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá vôi trước khi nung. Tính hiệu suất phản ứng (Biết chất rắn trơ không tham gia phản ứng phân hủy).
1)
Gọi số mol KMnO4, KClO3 là a, b (mol)
=> 158a + 122,5b = 308,2 (1)
PTHH: 2KMnO4 --to--> K2MnO4 + MnO2 + O2
a-------------------------------->0,5a
2KClO3 --to--> 2KCl + 3O2
b------------------>1,5b
=> mO2 = (0,5a + 1,5b).32 = 16a + 48b (g)
mD = 308,2 - 16a - 48b(g)
\(m_{Mn}=\dfrac{\left(308,2-16a-48b\right).10,69}{100}=32,94658-1,7104a-5,1312b\left(g\right)\)
=> \(n_{Mn}=\dfrac{32,94658-1,7104a-5,1312b}{55}=0,6-\dfrac{1069}{34375}a-\dfrac{3207}{34375}\left(mol\right)\)
Mà \(n_{Mn}=n_{KMnO_4}=a\left(mol\right)\)
=> \(\dfrac{35444}{34375}a+\dfrac{3207}{34375}b=0,6\) (2)
(1)(2) => a = 0,4 (mol); b = 2 (mol)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{KMnO_4}=\dfrac{0,4.158}{308,2}.100\%=20,506\%\\\%m_{KClO_3}=\dfrac{2.122,5}{308,2}.100\%=79,494\%\end{matrix}\right.\)
2)
Giả sử nung 100 (g) đá vôi
=> \(m_{CaCO_3\left(bđ\right)}=\dfrac{80.100}{100}=80\left(g\right)\)
\(m_{rắn.sau.pư}=\dfrac{100.73,6}{100}=73,6\left(g\right)\)
=> mCO2 = 100 - 73,6 = 26,4 (g)
\(n_{CO_2}=\dfrac{26,4}{44}=0,6\left(mol\right)\)
PTHH: CaCO3 --to--> CaO + CO2
0,6<----------------0,6
=> mCaCO3(pư) = 0,6.100 = 60 (g)
\(H\%=\dfrac{60}{80}.100\%=75\%\)
1) Để điều chế được 12,32 lít O2 (đxtc) trong phòng thí nghiệm, người ta lấy 79,8 gam hỗn hợp KClO3 và KMnO4 nhiệt phân ở nhiệt độ cao. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất rắn đem nhiệt phân. Sau khi nhiệt phân thì khối lượng chất rắn cìn lại bao nhiêu?
2) Toàn bộ khối lượng oxi ở trên được dùng đối chát 11,4 gam cacbon thu được hỗn hợp khí X. Tính thành phần và tỉ khối hỗn hợp khí X sau phản ứng?
3) Toàn bộ lượng khí X ở trên cho thổi qua ống sứ chứa 64 gam CuO nung nóng thu được khí Y và hỗn hợp rắn A. Tính khối lượng mỗi chất trong A.
4) Toàn bộ lượng khí Y cho sục qua nước vôi trong dư tạo kết tủa E. Tính khối lượng kết tủa E thu được?
- Hóa 8 ạ -
Nung nóng 20 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 18,88 gam chất rắn:
a) Hãy tính khối lượng hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng.
b) Tính thể tích khí oxi sinh ra trong phản ứng.
a) Sau phản ứng : $m_{chất\ rắn} = 18,88(gam)$
b) Bảo toàn khối lượng :
$m_{O_2} = 20 - 18,8 = 1,12(gam)$
$n_{O_2} = 1,12 : 32 = 0,035(mol)$
$V_{O_2} = 0,035.22,4 = 0,784(lít)$