Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lã Minh Hoàng
Xem chi tiết
H T T
Xem chi tiết
Suzanna Dezaki
18 tháng 3 2021 lúc 18:31

Câu thứ hai : “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” (có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” ). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cấi xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.

ngọc thuý
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Minh
15 tháng 3 2022 lúc 8:52

Câu Nghi vấn 
 td : blcx
 

shiro mc sora
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
24 tháng 2 2022 lúc 17:52

Chao ôi, dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất ấy, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác!

Phương Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 22:02

1. 

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

2. 

Câu trần thuật. BPTT điệp từ không cho thấy sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù

4. 

Tham khảo:

 Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

 

Nguyễn Đỗ Thục Quyên
Xem chi tiết
Anh Diệp 8A
Xem chi tiết
Phùng Tú Văn
17 tháng 5 2022 lúc 19:51

Câu trần thuật dùng để kể

Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
20 tháng 4 2021 lúc 20:57

1.Bài thơ được trích trong tập thơ"Nhật ký trong tù".Tác giả Hồ Chí Minh

tút tút
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
7 tháng 4 2022 lúc 20:30

Tham khảo:

Trong bài thơ Ngắm trăng, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù “không rượu cũng không hoa”, Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bài thơ đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, đặc biệt là hai câu thơ đầu tiên. Điệp ngữ “không” cho thấy một giọng văn ung dung, tự tin, không chút lo lắng và sợ hãi của Người. Chao ôi, dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất ấy, Bác vẫn khẳng định là “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác! Trước cảnh đẹp thiên nhiên, Người chẳng thể hững hờ và dửng dưng dù mình có đang ở trong tù và phải chịu đựng sự thiếu thốn tột cùng về hoàn cảnh vật chất. Từ đây, người đọc có thể hình dung được ý chí bền bỉ, cùng tình yêu thiên nhiên của Người, dù sự thiếu thốn và giam cầm của nhà tù cũng không ngăn cản được sự hưởng thụ thiên nhiên tươi đẹp qua song sắt của Người.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
7 tháng 4 2022 lúc 20:30

Tâm trạng :

- Yêu trăng, bối rối, xốn xang, ko biết xử lí như thế nào trước cảnh đẹp

-----> Sự bối rối thanh cao của người nghệ sĩ

-----> Thú vui tao nhã của thi nhân

=> Cốt cách của 1 hiền nhân quân tử Á Đông

* Nghệ thuật

- Điệp từ " ko "

=>  Muốn nhấn mạnh cái trống không, cái vô điều kiện, không hoàn cảnh do cuộc ngắm trăng 

Đỗ Tuệ Lâm
7 tháng 4 2022 lúc 20:31

Có thể tham khảo theo các ý sau:
* Khái quát hoàn cảnh của Bác trong bài thơ: bị giam cầm trong cảnh tù ngục, thiếu thốn về vật chất và tinh thần,…
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- Tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
+ Tình yêu thiên nhiên: yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim Bác, bởi Bác là nhà thơ, là người nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo cái đẹp. Vẻ đẹp đêm trăng đã khiến Bác băn khoăn, bối rối.
+ Trước vẻ đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác đã thăng hoa và trở thành một thi gia giao hòa, giao cảm đặc biệt với trăng.
- Tâm hồn nghệ sĩ với phong thái ung dung tự tại, lạc quan cách mạng và khát khao tự do cháy bỏng.
+ Vượt lên trên mọi gian khổ, giam cầm, tra tấn của nơi lao tù, Bác không hề bi quan, ngược lại vẫn thanh thản, ung dung, tự tại, hướng tới vẻ đẹp vầng trăng.
+ Song sắt nhà tù không giam hãm được khát khao tự do mãnh liệt của Bác, Bác đã vượt ngục tinh thần bằng thơ.
=> Chất thép bản lĩnh người chiến sĩ trong Bác. Đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ.