Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Một người bình thường vô...
Xem chi tiết
Sad boy
27 tháng 6 2021 lúc 20:52

THAM KHẢO

 

Tục ngữ là những câu nói của dân gian thường ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu nói đó như để gửi gắm một thông điệp cuộc sống, một bài học đạo lý, một triết lí sống mà ông cha ta đã đúc kết được, một bài học coi trọng nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà mình đang có trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một trong những câu tiêu biểu mang đậm tính nhân văn nói về vấn đề này.

 

Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là như thế nào? "Đói cho sạch" ý nói dù có đói khát thì cũng nên ăn sạch, không ăn bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Còn "rách cho thơm" ý nói quần áo không lành lặn thì cũng phải giữ cho chúng sạch sẽ, thơm tho, không được để quần áo bẩn thỉu hay có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Hai từ "cho" được nhắc lại ở hai vế có nghĩa là giữ lấy, nhắc nhở quyết tâm bảo vệ một cách trọn vẹn.

 

Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng ở lớp nghĩa thực như vậy thì câu tục ngữ sẽ không có sự sâu sắc mà "Đói cho sạch, rách cho thơm" còn có ý nghĩa sâu xa, tế nhị hơn: Dù cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa cũng phải giữ gìn cho mình một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả. Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần là nói đến cái đói, cái rách mà còn nói lên một chân lí, một triết lí sống đầy giá trị nhân văn.

 

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những tỉ phú, những thương nhân giàu có hay những công nhân viên chức có cuộc sống ổn định, còn có hàng nghìn những mảnh đời khó khăn, túng thiếu, nghèo đói, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Họ sống một cuộc sống lay lắt cho qua ngày, qua tháng trong những ngôi nhà tạm bợ mà có thể bị gió bão cuốn đi bất cứ lúc nào không hay. Cái nghèo, cái đói cứ bám theo họ mãi và họ không thể thay đổi cuộc sống của mình vì họ không có khả năng hay họ chưa gặp được cơ hội để thay đổi? Người giàu hay người nghèo cũng đều có mong muốn cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, ấm no.

 

Người giàu lại muốn giàu hơn còn người nghèo thì với họ có miếng cơm manh áo là ấm lòng lắm rồi, vậy họ phải làm như thế nào? Có người tự lực đi lên bằng hai bàn tay trắng, lao động, làm ăn lương thiện và cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình bằng mọi giá. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ đến hình ảnh lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn nhưng hơn thế, điều ta cảm phục ở lão là phẩm chất cao đẹp, giàu lòng tự trọng của lão. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người.

 

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người do túng quẫn quá, họ lại đi ăn cướp, ăn trộm và gây ra bao nhiêu tai họa cho xã hội; hay có những con người vì lòng tham vô đáy mà họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tham ô, hối lộ nhằm chuộc lợi cho bản thân; hoặc bất chấp nhân tính làm những điều xấu xa, thất đức để đạt được mục đích của bản thân. Chẳng hạn như trong buôn bán kinh doanh, vì muốn kiếm thêm lợi nhuận mà chủ cửa hàng có thể bất chấp mọi thứ để làm. Họ có thể nhẫn tâm nhuộm hóa chất vào thực phẩm nhằm bảo quản, giữ gìn chúng lâu hơn, chế biến thành các món ăn cho người khác mà không quan tâm đến sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại nghiêm trọng bởi những hóa chất độc hại đó. Hành động của họ thật đáng lên án!

 

Trước thực trạng biến động của xã hội như vậy, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và càng lúc khó khăn nhất, lúc tưởng chừng như chỉ còn bước đường cùng thì nhân cách của mỗi người mới được bộc lộ rõ nhất.

 

Kinh nghiệm sống của ông cha ta từ xưa đến nay luôn là những kinh nghiệm quý báu và đúng đắn, thật vậy, với câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Ħäńᾑïě🧡♏
27 tháng 6 2021 lúc 20:52

Tham khảo:

 

Con người Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Và điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Đặc biệt là câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên vô cùng quý giá với mỗi người.

Câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong hoàn cảnh khó khăn.

Con người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được phẩm chất tốt đẹp. Khi chúng ta sống trong sạch sẽ giúp nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đồng thời cách sống trên còn giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách. Người có lối sống tốt đẹp sẽ nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xung quanh. Mỗi người biết sống tốt sẽ góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

Từ xưa cho đến nay, chúng ta có thể kể đến rất nhiều những con người có lối sống thanh cao. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay chủ tịch Hồ Chí Minh… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

 

Bên cạnh đó, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà đánh mất đi nhân cách tốt đẹp. Họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, sống không có mục đích hay thậm chí là sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đó là một lối sống thật đáng lên án, cần phải tránh xa. Với một học sinh, việc rèn luyện đạo đức là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần sống ngay thẳng, trung thực và nói không với các tệ nạn xã hội… Bởi mỗi học sinh chúng ta chính là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước phát triển.

Như vậy, “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã đưa ra lời khuyên ý nghĩa cho con người. Chúng ta hãy sống giống như bông hoa sen, dù trong hoàn cảnh bùn lầy vẫn tỏa hương thơm ngát.

Vũ Hoàng Gia Huy
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Gia Huy
4 tháng 5 2021 lúc 22:12

Mọi người ơi giúp e

minh nguyet
4 tháng 5 2021 lúc 22:14

Tham khảo nha em:

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại bao đời nay. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng từ những hình ảnh gần gũi để đề cao đạo lý về giữ gìn nhân phẩm trong sạch của con người. Đối với mỗi chúng ta, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta phải giữ nó thật “trắng”. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tội lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

 


 

Lê Thùy Linh
4 tháng 5 2021 lúc 22:14

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

hải OK
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
4 tháng 5 2022 lúc 20:20

bạn tham khảo nha

 Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rách” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
chúc bạn học tốt nha

 

Lương Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Hà
1 tháng 4 2018 lúc 19:41

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

giaithichdoichosachrachchothom

Nguyễn Mai Hương
1 tháng 4 2018 lúc 19:42

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.

Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.

Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.

nếu ko chép magj thì bn đi mak lm

Arima Kousei
1 tháng 4 2018 lúc 19:43

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam nhân cách và đạo đức của mỗi người luôn được đề cao, là thước đo về giá trị của mỗi người. Qua câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” ta càng thầm nhuần tư tưởng đó của ông cha ta

Giải nghĩa câu tục ngữ đói cho sạch, rách cho thơm

     Câu tục ngữ gồm có hai về vừa là đối lập, vừa là bổ sung ý nghĩa cho nhau “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

     Câu tục ngữ không chỉ muốn nói về chuyện ăn, cách mặc của mỗi người mà qua đó còn muốn nêu cao giá trị đạo đức, giữ gìn nhân cách của bản thân mỗi chúng ta. “Đói cho sạch”- “đói” ngoài ý nghĩa chỉ sự thiếu thốn, đói khát còn mang ý nghĩa là rơi vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất. “Sạch” ngoài ý nghĩa  chỉ sự sạch sẽ, ở trong tục ngữ này đã có hiện tượng chuyển nghĩa. Không còn mang ý nghĩa thông thường đó nữa, mà ở đây tác giả muốn nói tới tâm hồn, sự trong sáng trong suy nghĩ, cư xử văn hóa. Qua đó, cha ông ta ngoài việc muốn nhắn nhủ con cháu không chỉ trong cách ăn mặc, còn muốn nhắc nhở con cháu về một cách sống đẹp, văn hóa, dù có phải đối mặt với thiếu thốn về vật chất, khó khăn trong chuyện tiền bạc nhưng vẫn phải giữ được một tâm hồn trong sáng, biết cư xử phải đạo, không được làm những việc bất lương. Trong xã hội ngày hôm nay, không thiếu những trường hợp khi rơi vào hoàn cảnh túng quẫn, coi nhân phẩm nhẹ hơn tiền tài, danh vọng…….mà làm trái với lương tâm mình mà làm những việc bất lương như ăn trộm, ăn cắp, ……….nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Những trường hợp như thế, dù không chịu sự trừng phạt của phát luật cũng sẽ chịu sự trừng phạt của xã hội và sự day dứt của lương tâm mình. Nhìn lại câu chuyện Thạch Sanh, chúng ta có thể nhận thấy rõ hình ảnh Lý Thông tham lam xảo quyệt, dùng đủ thủ đoạn để trục lợi cá nhân, bỏ qua lòng tự trọng của bản thân mình……để rồi cuối cùng phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Cùng nhìn về chiều dài lịch sử, qua bao thế hệ cha ông ta, chúng ta có thể nhìn thấy những tấm gương những con người có nhân cách và đạo đức tốt đẹp, mà lịch sử dân tộc tôn vinh tới tận ngày hôm nay. Thật vậy, lịch sử chẳng bao giờ có thể quên họ, bởi họ là những tấm gương sáng ngời về đạo đức và nhân cách đáng khâm phục. Đó là nhà văn Chu Văn An, thầy không chỉ dạy kiến thức, truyền thụ đạo lý … cho biết bao thế hệ học sinh mà hơn hết cái mà thầy để lại cho bao thế hệ tương lai là nhân học của mình mà thầy đã dùng tâm huyết cả đời khắc sâu trong trái tim mỗi thế hệ, những bài học đạo lý về làm người đó còn sáng ngời tới tận ngày hôm nay

         Vế thứ hai của câu tục ngữ nói “Rách cho thơm” muốn nói dù quân áo bên ngoài có rách nát, không lành lặn thì vẫn phải giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý nghĩa của từ “thơm” trong vế thứ hai cũng giống như từ “sạch”, ý chỉ tới những điều trong sạch đúng đắn. Câu tục ngữ sử dụng hai động từ chính là “cho” mà không sử dụng bất kỳ một động từ nào khác để thay thế như “thì” hay “nên”….. Bởi “cho” là giữ lấy, là sự tiếp nối về phẩm chất, đạo lý được truyền thụ lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Câu tục ngữ đúc kết những đạo nghĩa tốt đẹp của ông cha ta. Nó thể hiện chân lý bao đời nay của bao thế hệ người dân Việt mà chúng ta có thể nhận thấy qua những câu ca dao tục ngữ khác như “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay như “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhằm hương chúng ta tới sống đẹp, sống đúng, đó là cách sống mà mỗi người cần hướng tới

           Nhân cách của mỗi người được thể hiện qua hành động và việc làm. Chúng ta có thể dùng hành động, việc làm của mỗi cá nhân để tạo ra vật chất nhưng nếu để mất nhân cách thì không thể dùng vật chất nào có thể mua lại được. Chính vi thế, nhân cách là sự phát triển, tôi luyện qua thời gan và thử thách

        Thật vậy, câu tục ngữ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân mỗi chúng ta. Từ đó, giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn, giữ vững đạo nghĩa tốt đẹp được ông cha ta gìn giữ suốt bao đời, trở thành người có ích cho xã hội

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 4 2018 lúc 17:38

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó: câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

   + Nghĩa đen: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho. (1đ)

   + Nghĩa bóng: thông qua 2 chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người là ăn và mặc, tác giả dân gian gửi gắm quan niệm sống trong sáng, lành mạnh. Đó là nền tảng đạo đức của nhân dân ta. (2đ)

   + Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đó, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình. (3đ)

   +Quan niệm này đối lập với lối sống “Đói ăn vụng, túng làm liều” (1đ)

   + Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng chính là sự khẳng định phẩm giá con người. (1đ)

   + Liên hệ bản thân. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

- Khẳng định quan niệm đúng đắn của câu tục ngữ.

spade z sess
Xem chi tiết
Khanh Pham
Xem chi tiết
Mai Thanh Thái Hưng
13 tháng 4 2022 lúc 23:10

REFER

– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

– Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức

聪明的 ( boy lạnh lùng )
13 tháng 4 2022 lúc 23:11

tham khảo :

Ông cha ta đã gửi gắm những lời răn dạy cho con cháu qua những câu tục ngữ. Và “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một trong số đó.

Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” muốn chỉ sự thiếu thốn về vật chất - không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, câu tục ngữ gửi gắm mỗi người bài học dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

Mỗi người sinh ra đều có một cảnh ngộ riêng. Có người sung sướng, đầy đủ. Cũng có người khó khăn, thiếu thốn. Nhưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng.

Chúng ta có thể kể rất nhiều tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay cả Hồ Chủ tịch. Họ đều là những con người dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mà cốt cách thanh cao, nhân cách tốt đẹp vẫn sáng ngời cao quý. Ngay cả trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người dù sống trong khó khăn, thiếu thốn vẫn có tấm lòng trong sách, không màng vật chất.

Vậy mà có không ít người lại sống phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ sẵn sàng bỏ qua đạo đức để có giàu sang. Cuộc sống luôn có nhiều bất trắc khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng người bản lĩnh là trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được cốt cách - “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và trên hành trình bước đến tương lai, chúng ta có thể tự mình lựa chọn một cách sống ý nghĩa, đẹp đẽ hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị. Phẩm chất, nhân cách mới là điều đáng trân trọng. Cũng giống như bông hoa sen - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Huỳnh Kim Ngân
13 tháng 4 2022 lúc 23:12

bạn tham khảo nha.

Đạo đức, phẩm chất là những điều làm nên giá trị của một con người. Bởi vậy mà ông cha ta đã có lời khuyên răn: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để nhắc nhở con cháu.

Câu tục ngữ gồm hai vế là “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Từ “đói” và “rách” ý chỉ cuộc sống vật chất nghèo khổ, thiếu thốn của con người. Còn “sạch” và “thơm” muốn nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được lựa chọn cách mình sống”. Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng. Chẳng ai có thể tự vẽ ra cho bản thân rằng bố mẹ của ta sẽ là ai, gia đình của ta sẽ như thế nào, quê hương nơi ta sinh sống ở đâu. Xuất thân chính là điều mà con người không có quyền được lựa chọn. Nhưng con người có quyền lựa chọn cách sống cho mình. Lựa chọn làm một người có ích, biết vượt lên trên mọi khó khăn nghịch cảnh. Hay chỉ làm một người tự ti, mặc cảm với xuất thân và coi đó là nguyên nhân để bản thân tìm đến với con đường sai trái. Lựa chọn giữ được phẩm chất trong sạch, tốt đẹp. Hay chỉ biết chạy theo giá trị vật chất, sống thực dụng và ích kỉ.

Câu tục ngữ trên chính là lời răn dạy cho con người về lựa chọn cách sống. Có thể kể đến tấm gương của các bậc tiền nhân như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn để tránh xa khỏi chốn quan trường xô bồ. Hay không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã phải kiếm sống bằng nhiều công việc lao động khác nhau. Dù khó khăn, vất vả nhưng Bác vẫn giữ được tấm lòng trong sáng, lý tưởng cao cả của bản thân. Không chỉ là những bậc hiền triết, vĩ nhân mà có rất nhiều con người giản dị, họ cũng có cách sống tốt đẹp ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.

Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời răn dạy đúng đắn. Chúng ta hãy sống như hoa sen vậy, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Phạm Vĩnh Linh
Xem chi tiết

- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. - Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

Trần Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Mac Willer
4 tháng 5 2021 lúc 8:16

sai hết rồi,phải là Đói cho ăn, rách cho khâu

có tiền thì tiêu