Cho tâm giác ABC vuông tại A, đường cao AH; AB/AC = 3/4 và BC =125cm. Tính AB AC AH BH
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 4cm, AC=3cm, đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm C, bán kính CA. Đường thẳng AH cắt đường trong (C) tại điểm thứ 2 là D Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=4cm, AC=3cm, đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm C, bán kính CA. Đường thẳng AH cắt đường trong (C) tại điểm thứ 2 là D. a) Tính độ dài đoạn thẳng AH b) Chứng minh BD là tiếp tuyến của đường tròn (C) c) Qua C kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt các tia BA,BD thứ tự E,F. Trên cung nhỏ AD của (C) lấy điểm M bất kỳ, qua M kẻ tiếp tuyến với (C) cắt AB,BD lần lượt tại P,Q. Chứng minh EF bình phương =4PE.QF
a:\(BC=\sqrt{4^2+3^2}=5\left(cm\right)\)
AH=4*3/5=2,4cm
b: ΔCAD cân tại C
mà CH là đường cao
nên CH là phân giác của góc ACD
Xét ΔCAB và ΔCDB có
CA=CD
góc ACB=góc DCB
CB chung
Do dó: ΔCAB=ΔCDB
=>góc CDB=90 độ
=>BD là tiếp tuyến của (C)
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tìm trực tâm của tam giác ABC, AHB, AHC.
*Tam giác ABC có ∠(BAC) = 90o
Vì CA là đường cao xuất phát từ đỉnh C; BA là đường cao xuất phát từ đỉnh B
Và hai đường cao này cắt nhau tại A nên A là trực tâm của ΔABC.
*Tam giác AHB có ∠(AHB) = 90o
Vì AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A, BH là đường cao xuất phát từ đỉnh B và giao điểm của hai đường này là H.
Vậy H là trực tâm của ΔAHB.
*Tam giác AHC có ∠(AHC) = 90o
Vì AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A, CH là đường cao xuất phát từ đỉnh C và giao điểm của hai đường này là H.
Vậy H là trực tâm của ΔAHC.
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH vẽ đường tròn tâm B bán kính ba, lấy điểm D thuộc đường tròn nằm trong tam giác ABC, tia CD cắt đường cao AH tại F và cắt đường tròn (B) tại E, qua điểm D vẽ đường thằng song song với AE cắt ah tại N và AC. Chứng minh:
1. Góc ABD = 2 lần góc MDC
2. CD.CD = CA^2
2: Xét ΔCAD và ΔCEA có
góc C chung
góc CAD=góc CEA
=>ΔCAD đồng dạng với ΔCEA
=>CA/CE=CD/CA
=>CA^2=CE*CD
cho tam giác abc vuông tại a đường cao ah, trọng tâm G. Kẻ GK vuông góc Bc tại K. M, N lần lượt là trọng tâm tam giác HAC, HAB. Chứng ming rằng tam giác KMN vuông
cho tam giác abc vuông tại a đường cao ah, trọng tâm G. Kẻ GK vuông góc Bc tại K. M, N lần lượt là trọng tâm tam giác HAC, HAB. Chứng ming rằng tam giác KMN vuông
Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH của tam giác ABC.Vẽ đường tròn tâm (A) bán kính AH , vẽ E đối xứng H qua A. Vễ tiếp tuyến với đường tròn tại E cắt CA tại D. Chứng minh: BD tiếp xúc với đường tròn tâm A bán kính AH.
Xét tam giác vuông AHC và tam giác vuông AED có:
AE = AH
\(\widehat{HAC}=\widehat{EAD}\) (Hai góc đối đỉnh)
\(\Rightarrow\Delta AHC=\Delta AED\) (Cạnh góc vuông và góc nhọn kề)
\(\Rightarrow AC=AD\)
Xét tam giác BDC có BA là đường cao đồng thời trung tuyến nên nó là tam giác cân. Vậy thì BA cũng là tia phân giác góc B.
Gọi H' là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BD.
Ta thấy ngay \(\Delta H'BA=\Delta HBA\) (Cạnh huyền góc nhọn)
Vậy thì AH' = AH
Suy ra BD là tiếp tuyến của đường tròn tâm A, bán kính AH.
Cho tam giác Abc vuông tại A nội tiếp đường tròn tâm O có AB=7,5 cm, đường cao AH=4,5 cm.Tính R của đường tròn tâm O
Vì ΔABC vuông tại A nội tiếp \(\left(O\right)\) nên O là trung điểm của BC
hay R=OB=OC
Áp dụng định lí Pytago vào ΔAHB vuông tại H, ta được:
\(AB^2=AH^2+HB^2\)
\(\Leftrightarrow HB^2=7.5^2-4.5^2=36\)
hay HB=6cm
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔBAC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(AB^2=BH\cdot BC\)
\(\Leftrightarrow BC=\dfrac{7.5^2}{6}=9.375\left(cm\right)\)
\(\Leftrightarrow R=4.6875\left(cm\right)\)
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn tâm A, bán kính AH cắt đường tròn đường kính BC tại hai điểm M và N. MN cắt AH tại I. Chứng minh rằng I là trung điểm của AH
Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB=6cm, AC= 8cm, vẽ đường cao AH, đường tròn tâm O, đường kính AH cắt AB tại E, AC tại F. C/m tứ giác BEFC nội tiếp
bài 1: tam giác ABC vuông tại A đường cao AB/AC =3/4; BC= 10. tính AH, BH
bài 2: cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH=33,6 biết AB/AC =27/4 tính các cạnh của tam giác ABC
bài 3: cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH tính đường cao AH,AB,AC nếu biết BH=36; CH=64
1
\(\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{3}{4}\Rightarrow AB=\dfrac{3}{.4}AC\)
Theo pytago xét tam giác ABC vuông tại A có:
\(\sqrt{AB^2+AC^2}=BC^2\\ \Rightarrow\sqrt{\left(\dfrac{3}{4}AC\right)^2+AC^2}=10\\ \Rightarrow AC=8\\ \Rightarrow AB=\dfrac{3.8}{4}=6\)
Theo hệ thức lượng xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH có:
\(AB^2=BH.BC\\ \Leftrightarrow BH=\dfrac{AH^2}{BC}=\dfrac{6^2}{10}=3,6\)
2
\(\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{27}{4}\Rightarrow AB=\dfrac{27}{4}AC\)
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{\left(\dfrac{27}{4}AC\right)^2+AC^2}=\dfrac{\sqrt{745}AC}{4}\) ( Theo pytago trong tam giác ABC vuông tại A)
Theo hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH có:
\(AH.BC=AB.AC\\ \Leftrightarrow33,6.\dfrac{\sqrt{745}}{4}AC=\dfrac{27}{4}AC.AC\\ \Rightarrow AC=\dfrac{56\sqrt{745}}{45}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}AB=\dfrac{27}{4}.\dfrac{56\sqrt{745}}{45}=\dfrac{42\sqrt{745}}{5}\\BC=\dfrac{\sqrt{745}}{4}.\dfrac{56\sqrt{745}}{45}=\dfrac{2086}{9}\end{matrix}\right.\)
Vậy \(\left\{{}\begin{matrix}AC\approx33,97\\AB\approx229,28\\BC\approx231,78\end{matrix}\right.\)
3
`BC=HB+HC=36+64=100`
Theo hệ thức lượng có (trong tam giác ABC vuông tại A đường cao AH):
\(AH^2=HB.HC\\ \Rightarrow AH=\sqrt{36.64}=48\)
\(AB=\sqrt{HB.BC}=\sqrt{36.100}=60\\ AC=\sqrt{HC.BC}=\sqrt{64.100}=80\)