Thuyết minh về ngày tết cổ truyền dân tộc
Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
1. Mở bài:
Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (hoa đào)
- Xuất hiện vào mùa xuân, trong sự vui tươi, náo nức của ngày tết.
- Hoa đào là loài hoa đẹp, có sức sống mạnh mẽ, có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc – món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt.
2. Thân bài:
- Đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc.
- Phân loại các loài hoa: đào bích, đào phai, đào bạch…
- Đặc điểm của hoa:
+ loài cây thân gỗ.
+ Nở vào mùa xuân.
+ Các loại hoa đào:
Đào bích: Có hoa màu đỏ thẫm. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
Đào phai: Có màu hồng nhạt, sai quả, sai hoa, thường được trồng để lấy quả. Màu sắc trang nhã, kín đáo.
Đào bạch: ít hoa, có màu trắng và tương đối khó trồng.
- Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.
- Tình cảm gắn bó với hoa đào…
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.
- Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.
Thuyết minh về lễ hội truyền thống dân tộc ( tết cổ truyền)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.
Thuyết minh về bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Em tham khảo:
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh giầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đen nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các loại mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
Thuyết minh về bánh chưng-món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.
Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.
Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …
Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Trong những ngày xuân rộn ràng , lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, trên khắp nẻo đường đâu đâu chúng ta cũng thấy không khí tấp nập mua sắm bánh kẹo ,quần áo mới , đồ dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm mới trong ngày Tết .Nhưng không thể thiếu một món ăn đó chính là bánh chưng .
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam . Bánh trưng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời .Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 ,sau khi đánh dẹp loạn xong giặc Ân, nhà vua muốn truyền ngôi cho con.Nhân dịp đầu xuân ,vua gọi các thái tử lại và yêu cầu các hoàng tử đem dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân.Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ đem lên vua cha ,với hi vọng mình sẽ được vua cha truyèn ngôi cho . Trong khi đó , người con trai thứ mười tàm của hùng vương là lang liêu có tính hiền hậu ,sống gần giũ với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng không có thứ gì quí để dâng lên vua cha .Một đêm lang liêu nằm mộng thấy có 1 vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh mộng ông vô cùng mừng rỗ làm theo cách chỉ dạy của thần .Đến ngày hẹn các hoàng tử mang thức ăn đến dâng lên mâm cổ biết bao sơn hào hải vị , nem công cả phượng .riêng hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có 2 loại bánh được làm theo lời thần dạy . Thấy làm lạ nên vua cha bèn đến bên cạnh chàng và hỏi ,thì được lang liêu kể lại câu chuyện được thần báo mộng ,và giải thích ý nghĩa của bánh .Vua cha nghe những lời của chàng nói thấy cũng có lý , nên nến thử ,thấy bánh ngon ,khen có ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi cho Lang Liêu
Cách làm bánh cũng rất đơn giản. Những nguyên liệu làm bánh gồm : gạo nếp ,đậu xanh(đỗ) , thịt lợn ba dọi , lá dong (không biết còn thiếu gì nữa không nếu thiếu thì bổ sung giúp mình nha). Gạo nếp thường là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này hạt to ,tròn ,đều và thơm dẻo hơn các vụ khác.Còn có những gia đình phải chọn mua bằng được loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương .Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu .Thịt thì nên chọn thịt ba dọi vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà ,không thô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân, muối dùng để trộn vào gạo ,đỗ xanh và ướp thịt (không nên ướp thịt bằng nước mắn mà nên ướp thịt bằng muối vì ướp bằng muối sẽ làm cho bánh nhanh bị ôi thiu .Lá để gói bánh thường là lá dong (nhưng tùy vào địa phương ,dân tộc ,điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc là cả 2 loại lá nha). Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt được dùng từ ống cây giang .Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Trước khi khi làm bánh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng .Lá dong phải rửa sạch từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô.Tiếp đó dùng dao cắt bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá cho bớt cứng .Gạo nếp nhạt bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào ,vo sạch ,ngâm gạo sạch trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng 12 giờ tùy vào loại gạo và thời tiết,sau đó vớt ra để ráo.Có thể xóc với muối sau khi ngâm thay vì ngâm với nước muối.Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ,ngâm nước ấm 40* trong 2 giờ cho mềm và nở , đãi bỏ hheets vỏ, vớt ra để ráo .Thịt lợn đem rửa ráo ,cắt thịt thành những miếng mỏng , muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm
Khi làm bánh ,trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong.Sau đó trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ,đặt thịt vào giữa làm nhân bánh rồi trải tiếp một lớp đỗ một lớp gạo.Sau khi quấn lá chặt thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Bánh thường làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt ,cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.Thiếu bánh chưng bánh dày thì cái Tết chắc sẽ không hoàn chỉnh "Thịt mỡ bánh chưng xanh,dưa hành câu đối đỏ" Hơn thế ,gói và nấu bánh chưng ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán ,văn hóa sống mãi trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về
Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày tết ,ngày giổ tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian ,nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng vẫn còn nguyên vẹn
mình đọc bài này rồi bn à. Nhưng dù sao cx thanks nhìu
Tết Nguyên đáng hay tết cổ truyền là nét đẹp văn hóa cổ truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta. Không khí ngày tết, con người và cảnh vật ngày tết cũng trở nên thật đặc biệt. Hãy kể lại những điều thú vị em cảm nhận được trong dịp tết Nguyên đán vừa qua
Giúp mình với mình đang cần gấp
viết bài văn thuyết minh về tết cổ truyền ngắn gọn
tk
Vào ngày tết, bên cạnh bánh kẹo, mứt dưa, hoa trái thì không thể thiếu những món ăn đậm đà và đặc trưng mang vị dân tộc. Đó là bánh chưng xanh gói lá chuối, là nồi thịt kho tàu thơm ngon và không thể không nhắc đến món dưa chua dân giã, một món ăn đầy hấp dẫn.
Không biết được con người sáng tạo ra từ bao giờ nhưng có lẽ là từ rất lâu lắm rồi, món ăn này đã ra đời và trở thành quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình. Đặc biệt là vào những ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình thường làm cho mình một hũ dưa món màu sắc không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vị chua ngon, hấp dẫn khi thưởng thức.
Món dưa không quá cầu kỳ trong cách làm, thực phẩm chuẩn bị cũng không quá đắt đỏ. Có khi chỉ có trong tay vài chục đến một trăm ngàn là có thể mua đủ nguyên liệu làm một hũ dưa muối ngon lành. Bởi thế mà vào những ngày cuối cùng của năm, trong mỗi chiếc làn, chiếc giỏ của những người bà, người mẹ khi chợ về không thể không có những củ cà rốt đỏ tươi, những củ hành, củ kiệu trắng và những quả đu đủ ươm vàng.
Nói như vậy để thấy rằng những nguyên liệu món này khi làm cần phải có là cà rốt, củ cải, đu đủ, hành tím, sự hào, ớt đỏ....ngoài ra còn cần các gia vị đi kèm như nước mắm, đường, lạc . Tùy thuộc vào sở thích mà người làm có thể thêm bớt một vài nguyên liệu, song về cơ bản các nguyên liệu kể trên nếu đầy đủ sẽ mang lại một hủ dưa món đủ vị khi ăn.
Khi có sẵn nguyên liệu, người ta bắt tay vào làm dưa món. Khâu đầu tiên là gọt vỏ, rửa sạch tất cả các loại củ cần làm. Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm. Sau khi làm sạch, dùng dao thái rau củ ra thành các miếng nhỏ, mỗi miếng dày từ 3 đến 5 xăng- ti- mét. Để tạo tính thẩm mĩ cho món ăn, có thể dùng dao cắt tỉa thanh hoa hay những đường vân dài thật đẹp. Những rau củ khi được cắt xong thì cho vào thau, dùng muối bóp trong khoảng 10 phút, rồi từ từ dùng nước lạnh rửa qua một lần nữa, vớt lên cho ráo rồi đem ra phơi nắng. Thời tiết càng nắng thì rau củ càng nhanh héo, món ăn dễ thấm gia vị và ngon hơn rất nhiều. Trường hợp tết đúng vào đợt gió mùa, mưa rét trời không có nắng có thể dùng lò sưởi, lò sấy để thay thế. Lúc rau củ đang dần héo, người làm sẽ vào bếp chuẩn bị nước muối dưa. Đây là khâu quan trọng vì làm nước càng ngon thì món dưa càng đậm đà hơn. Bắc nồi lên bếp, trộn đường, muối và nước mắm rồi đun sôi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Sau đó tắt bếp, chờ cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Khi dưa đã héo, nước đã nguội, lần lượt sắp dưa vào những hũ thủy tinh sáng bóng, đổ nước vào hũ sao cho ngập hết phần rau củ, đậy lại và chờ đợi thành phẩm của mình. Dưa muối trong khoảng hai ngày là có thể đem ra để thưởng thức.
Thành phẩm dưa món thành công là sau khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc đẹp của rau củ. Dưa khi vớt ra ăn phải đảm bảo giòn, không quá mềm, thơm ngon, vừa có vị ngọt, vừa có vị chua hấp dẫn.
Món dưa món ăn kèm với bánh chưng, thịt kho, cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Nó không chỉ giúp người ăn đỡ ngán lại vừa đem lại cảm giác thèm ăn bởi vị chua đặc trưng. Dưa món còn là một trong những mồi nhấm nháp cùng chén rượu thơm của các bác, các anh trong ngày đầu họp mặt.
Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.
Tham khảo
Nước ta là một trong những nước nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa lịch sử lâu đời ấy. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể tới các ngày Tết cổ truyền và lễ hội ở Việt Nam. Nhưng không có ngày nào quan trọng bằng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Tết cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền cũng tương tự như vậy. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch, và được coi là thời khắc quan trọng nhất của một năm.
Thời gian bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán thường rơi vào khoảng cuối tháng Một đến giữa tháng Hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thông thường thời gian được nghỉ là từ một tuần làm việc trở lên (đối với người đi làm) và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.
Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương, và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngàyTết thịnh soạn và đặc sắc hơn.
Mâm cơm do các bà, các mẹ, các chị chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày Tết. Tùy từng phong tục của mỗi nơi mà gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết (sang mùng 1) hoặc là vào đêm 30 trong mâm cơm sum họp gia đình. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.
Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.
Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an cho mọi người.
Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, cờ người. Chúng được tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn.
Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sắc xuân của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Và đó là những hình ảnh không thể nào quên của ngày Tết.
Tết còn được coi là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Những người xa quê ngày Tết là cơ hội hiếm có để cùng ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình. Cùng nhau dán vài ba câu đối đỏ ngoài cửa đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương.
Không biết bạn thế nào nhưng tôi vẫn thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng, cùng hát hò quây quần bên bếp lửa nóng hổi. Những chiếc bánh chưng vuông vắn dưới bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị chắc chắn là hình ảnh khó quên nhất trong tuổi thơ của mỗi người. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí Tết ở mỗi nhà cũng rộn ràng hơn.
Vậy đó, ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt ta, là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân, hiếu kính với ông bà, cha mẹ.
Từ lâu, hoa đào đã trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp đẽ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng hoa đào lại được chơi nhiều nhất trong dịp Tết ở miền Bắc.
Hai mươi tám Tết, bố tôi đi chợ hoa rồi mang về một cây đào khá lớn. Nó cao ngang đầu tôi. Cây đào được trồng trong một chiếc chậu màu trắng. Dáng của cây khá thẳng. Gốc cây cằn cỗi, có màu nâu, xù xì bởi lớp vỏ bọc bên ngoài. Những đường gân rắn chắc nổi lên phô diễn sức mạnh của rễ cây. Cành cây trông khẳng khiu, gầy guộc. Còn thân cây lại cứng cáp, mạnh mẽ. Lá của cây đào khá nhỏ, có màu xanh. Trên những cành cây, những nụ hoa nhỏ xinh đang e ấp dưới ánh nắng vàng. Một vài bông hoa đã bắt đầu nở rộ. Cánh hoa màu hồng nhạt, mềm mại và có mùi dịu mát. Những cánh hoa với sắc độ đậm nhạt khác nhau, được xếp thành từng tầng tạo. Ở giữa là vài chiếc nhụy hoa bé xíu, có màu vàng. Tất cả đã tạo nên những bông hoa tuyệt đẹp.
Đến ba mươi Tết, tôi cùng với chị gái đem những chiếc lòng đèn, câu đối màu đỏ trang trí cho cây đào thêm rực rỡ. Thời tiết ấm áp khiến cho những nụ hoa vẫn còn e ấp chỉ sau vài ngày đã nở rực rỡ như để đón chào mùa xuân đã về. Có một chậu hoa đào trong nhà khiến cho không khí thêm đậm nét. Mỗi khi Tết đến, bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì cành đào càng tô thêm sắc màu rực rỡ của không khí mùa xuân trong mỗi gia đình. Không có một loài hoa nào có thể thay thế được hoa đào vào Tết.
Những cây hoa đào khiến cho không khí Tết thêm rộn ràng. Hoa đào chính là một tín hiệu báo hiệu năm một mùa xuân, một năm mới nữa lại sắp về.
hãy tả lại chiếc bánh chưng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
các bạn ơi giúp mình với ! Mình cần gấp lắm
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.
Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.
Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.
Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.
Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
lập dàn ý và viết bài cho đề sau. Ngày tết cổ truyền của dân tộc việt có nhiều phong tục đẹp. Thuyết minh về 1 phong tục đẹp ngày tết
Cần gấp ( bài tập làm xong trước tết )
Tham khảo nhé!
Mở bài:
Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện
– Làm quà biếu cho người thận
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn
Bài tham khảo
Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.
Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.
Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt. tất cả những vât liệu ấy đều không thể thiếu được.
Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đa đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhay mà thôi.
Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.
Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.
Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.
Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mở không còn ngáy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.
Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.
Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.
Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người xum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).Tết Nguyên Đán chia làm ba giai đoạn.Đầu tiên là thời gian giáp Tết,thường từ 23 tháng Chạp(ngày ông câu ông Táo).Gần đến Tết,mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh đựơc nghỉ từ 27-28 âm lịch.Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên.Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất.Quan trọng nhất,vào tối 30,mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới.Từ xưa,phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất,ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau.Nhưng ngày nay,tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ.Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa:ở công viên hay nơi công cộng có thể ngăm pháo hoa rõ nhất.Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn.Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình.Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới,là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt.Đây là dịp hội hè,vui chơi và là thời điêmr cho những người tha hương tìm về với quê hương,gia đình,tưởng nhớ tổ tiên.Tết đến,mọi người kiêng kị nóng giận,cãi cọ,quét nhà sợ mang lại điềm gở,mất tài mất lộc vào năm mới.Đây là dịp để mọi người tha thứ,hàn gắn,chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.
Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.
Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".
Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.
SPONSORED CONTENT Cô gái từ Hội An đã cưa đổ tiếng Anh mà không cần đến trung tâm Mỗi đêm, bạn sẽ bị mất 1kg, nếu bạn làm điều này trước khi ngủ Mặt mụn chữa mãi không khỏi,cô gái quyết liều và cái kết bất ngờTết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.
Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa… Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông avức như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.
Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.
Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè
Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.
Từ xa xưa, Tết Nguyên Đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.
Mâm ngũ quả trong ngày Tết của người Việt.Mâm ngũ quả mà ta thường thấy trên bàn thờ mọi gia đình Việt không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng.
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.
Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.
Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:
Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc.
Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…
Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, mỗi căn hộ, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn. Tết nếu thiếu bàn thờ thì cái hoang tàn xô đến, niềm cô quạnh dâng đầy, và hình như ta không còn là người dân Việt nghìn năm trọng tình, hiếu nghĩa, biết ơn tiên tổ nữa. Bàn thờ có chân đèn, chân nến, đỉnh đồng, đài nước, hộp sắc vua phong, tam sự hay ngũ sự… Và ngày Tết, không thể thiếu hương sắc, hình ảnh của mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Nguồn: https://yeuvan.com/thuyet-minh-ve-phong-tuc-goi-banh-chung-ngay-tet-van-mau-lop-8#ixzz5fE7KOpZa