Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
man supper
Xem chi tiết
TRAN VIET BACH
Xem chi tiết
Akai Haruma
31 tháng 10 2023 lúc 23:45

Đề bị lỗi hiển thị rồi bạn.

Nguyen Thi Thuy Trang
Xem chi tiết
Văn Nữ Hoài Nhi
Xem chi tiết
Arima Kousei
16 tháng 3 2018 lúc 11:27

“Vinh quy bái tổ” có ý nghĩa như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở những người con đi học, đi làm xa quê hương khi thành danh phải luôn nhớ về “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, nhớ về quê hương đất tổ, nơi sinh ra và lớn lên.

Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này

Fudo
16 tháng 3 2018 lúc 11:15

Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Trên mỗi bia đá, ngoài danh tánh, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tánh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập. Theo sử sách, tính cho đến năm 1800, nước ta đã có được 2266 vị tiến sĩ.

Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.

Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.

Fudo
16 tháng 3 2018 lúc 11:16

Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Trên mỗi bia đá, ngoài danh tánh, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tánh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập. Theo sử sách, tính cho đến năm 1800, nước ta đã có được 2266 vị tiến sĩ.

Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.

Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.

Amine cute
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
31 tháng 10 2016 lúc 19:37

Mở bài:Giới thiệu câu chuyenj sắp kể(gọi tên tình huống truyện)

Thân bài

+Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+Các nhân vật và những lời nói,hành động của nhân vật dẫn đến tình huống truyện.

+Phản ứng của các nhân vật khi tình huống xảy ra.Hành động của em , kết quả tốt đẹp của hành động ấy.

Kết bài:Cảm nghĩ của em về việc tốt mà mình đã làm được.

Đề 1 bạn nhé !!!^_^

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
27 tháng 10 2016 lúc 20:29

Đề 4:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Loading...

 

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tiểu thư Sakura
Xem chi tiết
Alayna
26 tháng 10 2016 lúc 22:17

Đây là dạng đề văn tự sự, bên cạnh đó thì em cũng cần kết hợp thêm các phương pháp là biểu cảm và miêu tả nữa, để cho bài của em hay hơn :)

- Em thử nhớ lại một tí xem nhé: mình đã làm được việc tốt gì chưa.

Chắc chắn là có nhỉ, dù lớn dù nhỏ :)

Ví dụ như:

+ Giúp đỡ em nhỏ qua đường, hay học tập.

+ Mua tăm trẻ hay vé số ủng hộ bạn nghèo.

+ Ủng hộ sách vở cũ cho những bạn có đk học tập khó khăn.

+ Giúp bạn bè ko cần trả ơn, với những việc nhỏ trên lớp chẳng hạn.

+ Giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà.

....

Với đề bài này chị nghĩ là em có thể đi tham khảo những bài văn khác rồi tự mình viết thì sẽ hay hơn, trải nghiệm của chính em mà. :)

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.


Chúc em làm bài tốt! :)

;-;
24 tháng 8 2022 lúc 20:15

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò "tại sao lại thế?", phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chân thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

- À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà: -

Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

- Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng "dắt" nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi. Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: "Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi". Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

- Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

- Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn. Cô phê bình bạn Dương trước lớp.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

- Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

Hoàng Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
29 tháng 5 2021 lúc 13:05

đáp án là b, nha

Khách vãng lai đã xóa
Grape rorojump
29 tháng 5 2021 lúc 14:02
B nha bạn Hok tốt😄😄
Khách vãng lai đã xóa
nguyen nhat anh
26 tháng 10 2023 lúc 19:36

sgk lop 5 trang 43

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:14

Đề 1:

Mở bài:

Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

Việc tốt mà bạn đã làm là gì?Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?Có người khác chứng kiến hay không?Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?Em có vui khi làm công việc đó?Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Đề 2:

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Dê 3:

Mở bài:

Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Dề 4:

a. Mở bài.

Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.Đề 5:

Mở bài:

Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

Kể những điểm nội bật về người bạn của em.Hoàn cảnh gia đình.Thành tích học tập.Lối sống.Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Linh Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:44

đề 4:

Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Huyền Anh Kute
26 tháng 10 2016 lúc 21:03

khong chep mang

 

Quỳnh Mai
Xem chi tiết