Chọn ngẫu nhiên một gia đình có hai con. Giả thiết rằng biến cố “Sinh con trai” và biến cố “Sinh con gái” là đồng khả năng. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Gia đình đó có cả con trai và con gái”;
B: “Gia đình đó có con trai”.
Chọn ngẫu nhiên một gia đình có ba con và quan sát giới tính của ba người con này.
Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A: “Con đầu là gái";
b) B: “Có ít nhất một người con trai".
Ta có: \(\Omega = \left\{ {TGT;TTG;TTT;TGG;GGT;GTG;GTT;GGG} \right\}\) nên suy ra \(n\left( \Omega \right) = 8\).
a) Ta có \(A = \left\{ {GGT;GTG;GTT;GGG} \right\}\). Suy ra \(n\left( A \right) = 4\).
Từ đó, \(P\left( A \right) = \frac{4}{8} = \frac{1}{2}\).
b) Gọi biến cố \(B\): “Có ít nhất một con trai”.
Ta có \(B = \left\{ {TGT;TTG;TTT;TGG;GGT;GTG;GTT} \right\}\). Suy ra \(n\left( B \right) = 7\).
Từ đó, \(P\left( B \right) = \frac{7}{8}\).
Một gia đình có 6 con, biết rằng khả năng sinh con trai và con gái độc lập với nhau và có xác suất là 0,5. Một người khách đến thăm thì thấy có 2 con trai đang ở nhà. Tính xác suất gia đình đó có
1. Ba con trai.
2. Tối đa ba con trai
Lời giải:
1. Xác suất để gia đình đó có 3 con trai = xác suất để trong 4 người con còn lại có 1 con trai và 3 con gái và bằng:
$0,5.0,5.0,5.0,5=0,0625$
2. Nhà đó đã có sẵn 2 con trai
Xác suất để nhà đó chỉ có 2 con trai (4 còn lại là nữ): $0,5.0,5.0,5.0,5=0,0625$
Xác xuất để nhà đó có 3 con trai: $0,0625$ (đã cm ở 1)
Xác suất để nhà đó có tối đa 3 con trai: $0,0625.2=0,125$
Trong một cuộc tổng điều tra dân số, điều tra viên chọn ngẫu nhiên một gia đình có ba người con và quan tâm giới tính của ba người con này.
a) Vẽ sơ đồ hình cây để mô tả các phần tử của không gian mẫu.
b) Giả thiết rằng khả năng sinh con trai và khả năng sinh con gái là như nhau. Tính xác suất để gia đình đó có một con trai và hai con gái.
a, Sơ đồ tư duy:
Kí hiệu con trai: T, con gái: G.
Các kết quả có thể xảy ra là: GGG; GGT; GTG; GTT; TGG; TGT; TTG; TTT.
Do đó: \(\Omega\)= {GGG; GGT; GTG; GTT; TGG; TGT; TTG; TTT}.
Vậy n(Ω) = 8.
b) Gọi biến cố A: “Gia đình đó có một con trai và hai con gái”.
Ta có: A = {GTG; TGG; GGT}. Do đó, \(n(A)\)= 3.
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{3}{8}\)
Ở một quần thể người, bệnh P do một trong hai alen của một gen qui định; bệnh Q do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định, alen trội tương ứng qui định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh được người con gái (A) bị bệnh P nhưng không bệnh Q và một người con trai (B) bình thường. Một gia đình khác có người chồng bình thường kết hôn với người vợ bị bệnh P, họ sinh được 3 người con gồm người con gái (C) bình thường, người con trai (D) chỉ bị bệnh P và người con trai (E) bị cả 2 bệnh. (B) và (C) kết hôn với nhau sinh ra người con gái (F) bình thường. (F) kết hôn với 1 người đàn ông (G) bình thường (người (G) này đến từ một quần thể đang cân bằng di truyền về gen gây bệnh P, cứ 100 người có 1 người bị bệnh này), họ sinh được 1 đứa con gái (H) không bị bệnh cả 2 bệnh trên. Biết rằng không có đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định đúng sau đây?
(1) Có 5 người trong các gia đình trên có thể xác định chính xác kiểu gen về cả 2 bệnh trên.
(2) Khả năng người (G) mang gen gây bệnh (P) là 19%.
(3) Khả năng người (H) không mang alen gây bệnh về cả 2 gen trên là 57,24%.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng (F) và (G) sinh thêm 2 đứa con có cả trai lẫn gái và đều có kiểu hình giống nhau về cả 2 bệnh trên là 41,96%.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Một gia đình sinh 100 đứa con, tính xác suất để sinh đựoc 98 đứa con trai và 2 đứa con gái (Giả thiết là sinh 1 lần 1 đứa)
Ở người, bệnh máu khó đông do một đột biến gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Trong một gia đình có người bố và mẹ đều không bị mắc bệnh máu khó đông. Họ sinh được một con gái bình thường và một con trai mắc bệnh máu khó đông, người con gái lấy một người chồng bình thường, khả năng cặp vợ chồng này sinh được con trai không mắc bệnh là
A. 50%
B. 6,25%
C. 37,5%
D. 25%
Đáp án C
Quy ước: A: bình thường >> a: máu khó đông
Bố mẹ bình thường sinh được người con trai mắc bệnh máu khó đông X a Y → mẹ có kiểu gen dị hợp X A X a .
Ta có sơ đồ lai của bố mẹ vợ:
Dựa vào sơ đồ lai, ta nhận thấy kiểu gen của người vợ (có kiểu hình bình thường) có thể là X A X A hoặc X A X a với xác suất: 1/2 X A X A :1/2 X A X a (cho giao tử với tỉ lệ: 3/4 X A :1/4 X a )
Người chồng bình thường có kiểu gen là X A Y (cho giao tử với tỉ lệ 1/2 X A Y)
Khả năng cặp vợ chồng này sinh được con trai không mắc bệnh X A Y là:
Quan sát một bệnh di truyền ở một gia đình thấy rằng bố bị bệnh, mẹ bình thường và họ có 2 con trai bình thường và hai cô con gái bị bệnh giống bố. Hai anh con trai lấy vợ bình thường, mỗi gia đình đều sinh ra 2 cô con gái bình thường. Một cô con gái bị bệnh lấy chồng bình thường sinh ra một cậu con trai bình thường, cô con gái bị bệnh thứ 2 lấy chồng bị bệnh đó thì sinh ra 1 con trai bình thường và 2 cô con gái bị bệnh. Khẳng định nào sau đây về tính trạng bệnh của gia đình trên là hợp lí nhất
A. Tính trạng bệnh là do gen trội nằm trên NST X qui định
B. Tính trạng bệnh là do gen trội nằm trên NST thường qui định
C. Tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên NST X qui định
D. Tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường qui định
Đáp án A
Ta thấy vợ chồng người con gái bị bệnh thứ 2 (lấy chồng bị bệnh) mà sinh ra con không bị bệnh => bệnh do gen trội,
Trong gia đình này ta thấy con gái có bố bị bệnh thì đều bị bênh => gen nằm trên NST X.
Vậy tính trạng do gen trội nằm trên NST X quy định và không có alen tương ứng trên Y
Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm :
Các con của 5 gia đình
a) Có ….. Gia đình chỉ có 1 con, đó là gia đình: …..…..…..…..…..…..
b) Gia đình …..…..…..có 2 con gái và gia đình …..…..…..có 2 con trai.
c) Gia đình cô Hồng có ….. con trai và ….. con gái.
d) Những gia đình có 1 con gái là : …..…..…..…..…..…..
e) Cả 5 gia đình có ….. người con trong đó có ….. con trai và ….. con gái.
a) Có 2 Gia đình chỉ có 1 con, đó là gia đình: cô Lan và cô Đào.
b) Gia đình cô Mai có 2 con gái và gia đình cô Cúc có 2 con trai.
c) Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái.
d) Những gia đình có 1 con gái là : cô Hồng và cô Đào.
e) Cả 5 gia đình có 8 người con trong đó có 4 con trai và bốn con gái.
Quan sát một bệnh di truyền ở một gia đình thấy rằng bố bị bệnh, mẹ bình thường và họ có 2 con trai bình thường và hai cô con gái bị bệnh giống bố. Hai anh con trai lấy vợ bình thường, mỗi gia đình đều sinh ra 2 cô con gái bình thường. Một cô con gái bị bệnh lấy chồng bình thường sinh ra một cậu con trai bình thường, cô con gái bị bệnh thứ 2 lấy chồng bị bệnh đó thì sinh ra 1 con trai bình thường và 2 cô con gái bị bệnh. Khẳng định nào sau đây về tính trạng bệnh của gia đỉnh trên là hợp lí nhất
A. Tính trạng bệnh là do gen trội nằm trên NST X quy định
B. Tính trạng bệnh là do gen trội nằm trên NST thường quy định
C. Tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên NST X quy định
D. Tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường quy định
Chọn đáp án A
Ta thấy vợ chồng người con gái bị bệnh thứ 2 (lấy chồng bị bệnh) mà sinh ra con không bị bệnh -> bệnh do gen trội.
Trong gia đình này ta thấy con gái có bố bị bệnh thì đều bị bệnh -> gen nằm trên NST X
Vậy tính trạng do gen trội nằm trên NST X quy định và không có alen tương ứng trên Y
Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.
(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.
(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.
(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AbXaBX.
(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Đáp án A
(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M. à đúng
(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. à sai, xác định được KG của người số 2 là XAbY, 5 là XAbXaB, 6 là XAbY, 9 là XaBY
(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N. à đúng
(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M. à đúng, vì 2 gen quy định bệnh N và M có thể hoán vị nên người số 5 có KG XAbXaB vẫn có thể tạo giao tử XAB sinh ra con trai không bị cả 2 bệnh trên.
(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AbXaBX à sai, vì 2 gen quy định 2 bệnh này đều nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%. à sai,
Người 5 XAbXaB tạo giao tử XAb = XaB = 0,4; XAB = Xab = 0,1
Người 6 XAbY tạo giao tử XAb = Y = 0,5
à sinh con gái ko bị 2 bệnh M và N = (0.4+0,1) x 0,5 = 0,25