Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:02

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:59

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:

* Đối với kinh tế - xã hội

- Tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…

- Tiêu cực:

Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:

 + Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.

+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

* Đối với môi trường

- Tích cực:

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.

+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…

+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo:
- Vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-tinh:
Mỹ La-tinh là khu vực có mức độ dô thị hóa cao trên thế giới.
Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực là 80,1%.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa ở Mỹ La-tinh đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:
Tích cực: tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sức hút đầu tư mạnh.
Tiêu cực: quá trình đô thị hóa ở các nước trong khu vực không đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, cư dân thành thị tăng nhanh nhưng chủ yếu do di dân từ nông thôn ra thành phố và lịch sử nhập cư lâu dài. Điều này đã làm gia tăng tình tr

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:40

Tham khảo!!!

- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản:

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.

+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.

- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:32

Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 11:06

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 11:07

Tham khảo

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Tieen Ddat dax quay trow...
13 tháng 8 2023 lúc 11:15

Tham khảo

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:05

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…