Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:02

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
19 tháng 1 2023 lúc 22:28

-Vấn đề nhập cư:

+Sau những cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế kỷ 15, số lượng người châu Âu sang Mỹ ngày càng nhiều, và chưa tính là người châu Phi bị bắt sang làm nô lệ

+Sau thế chiến 2, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ cực kì nhiều do những hậu quả khủng khiếp của cuộc thế chiến.

+Trong những năm gần đây, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ chủ yếu từ châu Phi, châu Á

-Vấn đề chủng tộc: Ở Bắc Mĩ thì gồm rất nhiều chủng tộc:Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it

-Những ảnh hưởng: Nó giúp cho dân số Bắc Mĩ ngày càng tăng cao, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, xã hội tại đây

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:59

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:15

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:25

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:02

Tham khảo!

- Một số đặc điểm xã hội của khu vực Mỹ La-tinh

+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội ẩm thực, âm nhạc, vũ điệu độc đáo được hình thành từ sự kết hợp văn hóa của những nền văn minh cổ đại với các chủng tộc di dân đến Mỹ La-tinh.

+ Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân các nước Mỹ La-tinh chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

+ Bên cạnh sự tiến bộ về xã hội một số nước Mỹ La-tinh vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: chênh lệch giàu nghèo, xung đột xã hội…

Ảnh hưởng:

+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế. Chất lượng cuộc sống ổn định tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Các vấn đề: chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn, xung đột xã hội,… gây khó khăn cho công tác quản lí và phát triển đất nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo:
- Vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-tinh:
Mỹ La-tinh là khu vực có mức độ dô thị hóa cao trên thế giới.
Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực là 80,1%.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa ở Mỹ La-tinh đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:
Tích cực: tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sức hút đầu tư mạnh.
Tiêu cực: quá trình đô thị hóa ở các nước trong khu vực không đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, cư dân thành thị tăng nhanh nhưng chủ yếu do di dân từ nông thôn ra thành phố và lịch sử nhập cư lâu dài. Điều này đã làm gia tăng tình tr

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Khí hậu

+ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

- Sông, hồ

+ Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Sinh vật:

+ Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

+ Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

- Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

- Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

+ Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

+ Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:30

Tham khảo!

- Các đặc điểm xã hội của Trung Quốc:

+ Là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú.

+ Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.

+ Chú trọng giáo dục, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng.

+ Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đẩy mạnh

+ Công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch.

- Tác động của đặc điểm chú trọng giáo dục tới phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tiền đề cơ bản để xây dựng xã hội ổn định, thịnh vượng, là vũ khí trong quản lí xã hội và phát triển đất nước.

+ Chất lượng nguồn lao động dần được cải thiện, cho phép đào tạo nhiều hơn công nhân có chuyên môn và tay nghề để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế.

+ Việc cung cấp lực lượng lao động có đào tạo đã giúp thúc đẩy tăng trưởng.

+ Giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là một ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân, đó còn là nhân tố then chốt cho động lực phát triển nền kinh tế nước này.