Dựa vào thông tin mục a, hãy nhận xét đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. là vùng thưa dân có thành phần dân tộc đa dạng, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
B. là vùng dân cư thưa nhất cả nước do lịch sử khai thác muộn.
C. là vùng có số dân ít, có nhiều dân tộc ít người.
D. là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Chọn đáp án D
Là vùng thưa dân với mật độ 50- 100 n g ư ờ i / k m 2 ở miền núi và trung du la 100-300 , có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. là vùng thưa dân có thành phần dân tộc đa dạng, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
B. là vùng dân cư thưa nhất cả nước do lịch sử khai thác muộn.
C. là vùng có số dân ít, có nhiều dân tộc ít người.
D. là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Chọn đáp án D
Là vùng thưa dân với mật độ 50- 100 người/km2 ở miền núi và trung du la 100-300 người/km2, có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Nêu tên những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2 và từ 100 đến 500 người/km2
• Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung là: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Ba,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi
- Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông ngòi.
- Do địa hình hẹp ngang nên sông thường ngắn, dốc.
- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, nước sông lên nhanh nhưng cũng rút nhanh.
Đọc thông tin và quan sát hìfnh 6, em hãy nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh nhất cả nước.
- Khí hậu của vùng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi độ cao địa hình. Ở các vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp, vào các tháng mùa đông đôi khi có tuyết rơi (Sapa).
Quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Xác định trên lược đồ những khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, trên 200 người/km2.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Mường, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông,..
- Những nơi có mật độ dân thấp dưới 100 người/km2 ở khu vực vùng núi, trung du và nông thôn.
- Những nơi có mật độ dân cao trên 400 người/km2 ở khu vực thành thị, nơi tập trung buôn bán đông đúc.
- Sự phân bố dân cư khu vực không đồng đều. Cao ở vùng thành thị, khu nhiều chợ cơ sở hạ tầng phát triển và thấp ở các vùng điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn.
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, 7, em hãy mô tả một số nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tham khảo
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...
+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...
- Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Quan sát hình 9 và đọc thông tin, em hãy nêu:
- Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Đặc điểm khí hậu:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:
+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại cho đời sống và sản xuất.
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số dưới 100 người/km.
- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số trên 400 người/km.
- Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2 là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Cao Bằng; Bắc Cạn; Lạng Sơn.
- Những tỉnh có mật độ dân số trên 400 người/km2 là: Phú Thọ, Bắc Giang.
- Nhận xét:
+ Dân cư trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đồng đều giữa các tỉnh; giữa khu vực miền núi và khu vực trung du.
+ Nhìn chung, khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt.
Quan sát các hình 4, 10, 11 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cho biết đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
- Trình bày vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
Tham khảo!
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
+ Có nhiều sông, hồ lớn.
+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
+ Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
+ Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi và du lịch.