Quan sát hình 37.1b và 37.1c có gì khác so với hình 37.1a về cấu trúc và số lượng?
Quan sát hình 5.1 và 5.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Nhân trùng giày có gì khác biệt với trùng biến hình (về số lượng và hình dạng)?
- Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào? (Về cấu tạo, số lượng, vị trí)?
- Tiêu hóa ở trùng giày khác trùng biến hình như thế nào (Về cách lấy thức ăn. Quá trình tiêu hóa và thải bã,…) ?
Đặc điểm | Trùng giày | Trùng biến hình |
---|---|---|
Nhân | Gồm 2 nhân: nhân lớn, nhân nhỏ | Gồm 1 nhân |
Không bào co bóp | - Không bào co bóp hình hoa thị - Vị trí cố định - Có ở cả nửa trước và sau |
- Không bào co bóp hình tròn - Không cố định - Có 1 không bào tiêu hóa |
Tiêu hóa | - Tiêu hóa nhờ enzim tiêu hóa - Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng - Thức ăn từ miệng → hầu → không bào tiêu hóa → enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh - Chất thải được loại qua lỗ thoát ở thành cơ thể. |
- Tiêu hóa nội bào - Khi 1 chân giả tiếp cận mồi. Lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi. Hai chân giả kéo dài, nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa. - Chất thải được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể |
Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.
- Đột biến gen là gì ?
- Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a)
+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G)
+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A)
+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Quan sát Hình 6.5 và đọc đoạn thông tin, hãy cho biết cấu tạo của steroid có gì khác so với các loại lipid còn lại.
Sự khác biệt trong cấu tạo giữa steroid và các loại lipid khác:
- Steroid được cấu tạo từ alcol mạch vòng liên kết với acid béo.
- Các loại lipid còn lại được cấu tạo từ glycerol liên kết với acid béo hoặc glycerol liên kết với acid béo và nhóm phosphate.
Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus. Cấu tạo của virus có gì khác so với cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực mà em đã được học?
- Cấu tạo của virus:
+ Virus trần: Được cấu tạo gồm 2 phần là vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền.
+ Virus có vỏ: Ngoài 2 thành phần bắt buộc là vỏ protein và phần lõi, virus có vỏ có thêm lớp vỏ ngoài.
- Điểm khác biệt giữa cấu tạo của virus và cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực:
+ Tế bào nhân sơ và nhân thực được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, chất tế bào, nhân/vùng nhân.
+ Virus có cấu tạo đơn giản chỉ gồm lớp vỏ protein và phần lõi, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
→ Virus là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.
Quan sát hình 13.2 và cho biết enzyme là gì, nêu cấu trúc, cơ chế tác động và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
Cấu trúc enzyme: được cấu tạo từ protein, ngoài ra còn có thành phần là protein và cofactor là ion kim loại (như Fe2+, Mg2+, Cu2+...) hoặc các phân tử hữu cơ (như phân tử heme, biotin...). Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động
Cơ chế hoạt động enzyme:
+ Trung tâm hoạt động có cấu hình không gian phù hợp liên kết với cơ chất làm cho cả hai biến đổi cấu hình
+ Sau khi phả ứng xảy ra, sản phẩm tạo thành sẽ có cấu hình không gian thay đổi và rời khỏi enzyme, enzyme trở lại hình dạng ban đầu.
Enzyme có vai trò xúc tác các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong quá trình chuyển hóa, enzyme đã làm giảm năng lương hoạt hóa cần thiết cho các phản ứng xảy ra xuống mức độ thấp nhờ đócó thể làm tăng tốc phản ứng.
Quan sát Hình 6.8, hãy cho biết:
a) Cấu trúc bậc 1 của protein được hình thành như thế nào?
b) Cấu trúc bậc 2 của protein có mấy dạng phổ biến? Các dạng đó có đặc điểm gì?
c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của protein.
a) Cấu trúc bậc 1 được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide (là liên kết được hình thành giữa nhóm carboxyl của amino acid đứng trước và nhóm amino của amino acid đứng sau, đồng thời loại đi một phân tử nước) tạo thành chuỗi polypeptide có dạng mạch thẳng. Một phân tử protein có thể được cấu tạo từ vài chục đến vài trăm amino acid.
b) Cấu trúc bậc 2: Gồm 2 dạng là xoắn lò xo α hoặc gấp nếp β. Cấu trúc này được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen giữa các amino acid đứng gần nhau.
c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. Cấu trúc không gian đặc trưng quy định chức năng sinh học của phân tử protein. Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu nối disulfit (-S - S-)..
Sự hình thành cấu trúc bậc 4: Một số phân tử protein được hình thành do sự liên kết từ hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 4. Ví dụ như phân tử hemoglobin gồm hai chuỗi α và hai chuỗi β.
Quan sát Hình 19.1 hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone.
Tham khảo:
- Đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid: phân tử đều chứa nhóm chức carboxyl (- COOH) gồm nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nhóm carbonyl (C=O)
- Đặc điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone là trong phân tử carboxylic acid còn có nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nhóm carbonyl (C=O)
a) Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
b) So sánh địa hình Bắc Mĩ với địa hình Nam Mĩ có điểm gì giống và khác nhau.
Tham khảo nha
a, Địa hình Bắc Mĩ:
- Chia làm 3 khu vực rõ rệt:
+ Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: cao, đồ sộ, hiểm trở và có nhiều khoáng sản.
+ Miền đồng bằng ở giữa: rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ và có nhiều hồ lớn, sông dài.
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.
Địa hình Nam Mĩ:
- Chia làm 3 khu vực địa hình:
+ Miền núi trẻ ở phía tây, điển hình là dãy An-đet: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên.
+ Miền đồng bằng ở giữa: Cao dần về phía dãy An-đet, gồm chuỗi các đồng bằng rộng lớn như đồng bằng A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta,... Đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.
+ Các sơn nguyên ở phía đông, điển hình là sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin đc hình thành từ lâu đời: Sơn nguyên Guy-a-na là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ. Rìa phía đông sơn nguyên có các dãy núi xen các cao nguyên.
b,
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Nguyên tử carbon có vai trò quan trọng trong việc tham gia cấu tạo nên các đại phân tử như protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, từ đó nguyên tố này trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Sở dĩ, nguyên tử carbon có vai trò quan trọng như vậy là do cấu trúc đặc biệt của nguyên tử này: Carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị bốn) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đó, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Quan sát hình 22a, b, c. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?
- Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?
- Đột biến cấu trúc NST là gì?
- Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H
- Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B,C
- Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.
- Hình 22a: là đột biến dạng cấu trúc dạng mất đoạn (đoạn H)
- Hình 22b là đột biến dạng cấu trúc dạng lặp đoạn (đoạn B, C)
- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng đảo đoạn (đoạn B, C,D)
- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng
- Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.