1. Tham gia kể những câu chuyện về tình bạn
2. Chia sẻ cảm nghĩ sau khi nghe các câu chuyện
Kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh và chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Tham khảo
- Em kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh
- Chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện: Câu chuyện đã cho chúng ta bài học rất hay về cách nói năng và ứng xử với những người xung quanh. Không nên nói trống không, cằn nhằn mà nên lễ phép để trở thành một cậu bé/cô bé ngoan.
1. Nghe kể chuyện.
2. Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện trên.
3. Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi nghe câu chuyện.
Câu 1:
Tranh 1 - Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau
Tranh 2 - Ngựa Trắng ước ao có cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ.
Tranh 3 - Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng. Sói Xám ngáng đường, đe dọa Ngựa Trắng. Đại Bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
Tranh 4 - Ngựa Trắng làm theo lời Đại Bàng “chồm” lên phi nước đại. Lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của Đại Bàng.
Câu 2:
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:
- Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!
Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.
Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng đáp:
- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.
Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:
- Mình sẽ có được miếng mồi ngon.
Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:
- Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
- Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
- Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
Câu 3:
Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy việc ham học hỏi có thể khiến bản thân khám phá được nhiều điều lí thú, dũng cảm đối mặt với những nguy hiểm xung quanh.
Kể lại cho người thân nghe câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện đó.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.
Bài 1: Kể lại một câu chuyện về đề tài gia đình. Qua đó rút ra một bài học nhân sinh sâu sắc.
* Hướng dẫn:
1. Mở bài:
- GT câu chuyện về gia đình em
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện đó
2. Thân bài
- Tình huống xảy ra câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện ( phần trọng tâm của thân bài)
- Kết thúc câu chuyện
3. Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ, bài học nhân sinh qua câu chuyện.
Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.
Bài tham khảo:
Con cáo và chùm nho
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.
Kể một câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe ... về tình cảm gia đình
Đây là bài đã đọc nhưng mà nó trên gg nha bạn:
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ còn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
TEAM HÓNGG Trà xanh trung học ?? ( P1) * Đây là câu chuyện mình thấy một bạn chia sẻ với mình , mặc dù nghe thôi nhưng mình rất bức xúc nên muốn chia sẻ với các bạn* Đọc và cho cảm nghĩ ~ Người chia sẻ: Bi's mat's Chia sẻ : Kể và bóc phốt 1 đứa bạn cùng lớp " Người ta chẳng muốn làm trà xanh còn bạn mới tuổi ranh mà bày đặt trà xanhh ! Ờ thì.. điển hình lớp tôi có một đứa, ngoài thì hiền nhưng trong thì ngược lại từ hiền gấp mấy trăm lần :)) H.M ( vì còn sự tôn trọng nên mình sẽ dấu tên ) lớp 8 THCS, trong lớp là sao đỏ, h/s chăm ngoan, ở nhà là cô gái nết na ! Nhưng trong mắt những đứa đã biết về tính các của nó thì H.M chình là con người giả tạo, cái gai trong mắt, trà xanh pèn ỉa ... :)) Từ hồi lớp 7, lúc đó bản thân tôi vẫn còn chơi với H.M, tin tưởng và bảo vệ H.M - như một người bạn thân thiết. H.M từng kể với tôi rằng nó thích một a có tên là C lớp 9, lúc nào cũng nhắc đến anh ^^ Cho đến lớp 8, nó vẫn thích anh C, nó lần nào cũng gây sự chú ý từ anh và luôn miệng nói thích anh C ! Lúc này, tôi thực sự tôn trọng H.M và rất vui khi bạn tôi là một đứa như vậy ! H.M cũng đã nhắn tin với a C, hai người rất hợp nhau ! H.M thích anh C vậy nhưng 1 ngày, H.M đã nói với tôi rằng a C có người yêu rồi ( bạn đấy tên là T.T) nên H.M chỉ là thần tượng thôi ( H.M cx có nói rằng sẽ tán đổ người yêu a C - tôi nghĩ chỉ là một câu nói đùa ??) ! Có 1 ngày, H.M kể với tôi rằng người yêu a C rất quá đáng, vô duyên, đọc tin nhắn của H.M với anh C ( lúc này tôi nghĩ chị ấy vô duyên thật ) Thật là quá đáng ! Tôi nghĩ a C là người như vậy, vì khi anh C có người yêu a biết H.M thích ảnh nên đã mượn H.M tiền ( 200.000 nghìn ). Tôi biết H.M còn thích a C nên cũng biết rằng H.M sẽ cho mượn ! Tôi cũng chẳng nói gì, chỉ để H.M tự quyết định và tôi nhận ra... Tình yêu mù quáng, tình yêu lợi dụng là đây. Toi biết được rằng số tiền đó a C mượn để bao người yêu ! Các bạn trong lớp tôi đều nói H.M bị lợi dụng !! Và tôi cũng nhận thức được việc đó ! Lâu sau, có một lần ( tôi không nhớ là a C ship gì đến nhà H.M rồi đòi 100.000 nghìn - tiền chính đáng ) nhưng H.M không có và đã bảo a C rằng trừ vào số tiền a mượn ! Tầm gần 1 tháng, tôi thấy H.M nói với tôi rằng a C chia tay rồi mày ạ ! Trên mặt không kìm nổi sự vui vẻ ! Lúc này tôi nghĩ mọi thứ đã ổn cho đến khi " mặt nạ của con quỷ vỡ nát " Đây là P1 của seri Trà xanh trung học? Hãy chia sẻ cảm xúc và bài đăng này !! :)) TEAM HÓNGG xin cảm ơn đã quan tâm !!
bớt đăng những thứ ko liên quan đến học tập lên đây đi, b có thể đăng cái đấy lên fb cho những ng thích hóng phốt mà
đăng cái này lên fb hoặc lazi
ko thì đưa đây mih đăng cho
Chia sẻ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ mà em đã nghe, đã đọc.
Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn.
kể về một câu chuyện có thật về tình yêu thương sẻ chia kết hợp với miêu tả và biểu cảm