Xử lí tình huống ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng
1. Cùng các bạn trong nhóm thảo luận và xử lí các tình huống sau:
2. Sắm vai thể hiện tình huống.
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa nơi công cộng.
- Thảo luận sau đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
+ Em rút ra điều gì từ những cách ứng xử trên?
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
- Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải.
- Thảo luận cách xử lý và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.
- Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
Bức tranh 1: Các bạn nhỏ bơi giữa hồ mà không có áo phao bảo vệ có thể bị đuối nước
Bức tranh 2: Bạn học sinh đi học về một mình giữa trời mưa sấm chớp, xung quanh rất nhiều cây cối nếu sấm chớp đánh sẽ nguy hiểm
Bức tranh 3: Các bạn nhỏ đi học dàn hàng xe giữa đường có thể làm tai nạn
Bức tranh 4: Bạn nhỏ bị côn trùng đậu ở tay và có thể bị nó cắn.
- Em đóng vai thực hiện tình huống.
Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí các tình huống dưới đây:
Tham khảo
a.
Lan: Bạn có chuyện gì vậy Hồng?
Hồng: Hôm qua, bố tớ phải nằm viện vì bị đau ruột thừa. Giờ không biết bố tớ sao rồi?
Em: Tớ cũng mới biết chuyện này, hôm nay bố tớ mới kể cho tớ xong.
Lan: Cậu đừng lo! Giờ y học phát triển chắc bố cậu cũng không sao đâu.
Em: Lan nói đúng đó. Tý trưa nay gia đình tớ sẽ qua thăm bố cậu, cậu đừng lo nhé!
Hồng: Cảm ơn các cậu nhiều lắm!
b.
Minh: Thanh ơi, sao cậu khóc vậy?
Thanh: Tớ mới bị các anh lớp 5 trêu là đồ mập.
Minh: Cậu đừng khóc nữa mà, chúng ta đang tuổi ăn tuổi lớn nên béo một chút cũng có sao đâu?
Thanh: Nhưng mà tớ vẫn buồn lắm!
Em: Không sao đâu Thanh à, đợi đến hè chúng ta cùng nhau đi tập bơi là gầy ngay mà!
Thanh: Đúng rồi! Mình cảm ơn các cậu nhá!
c.
Chính: Bạn sao vậy An?
An: Tớ mới bị cô giáo ghi lỗi vì nói chuyện cùng Quyên xong.
Em: Không sao đâu An, bạn biết lỗi lần sau sửa là được mà!
Chính: Bạn nói đúng đó! Ai cũng phải có lúc mắc lỗi mà!
An: Được rồi! Cảm ơn các cậu nhé!
1. Em sẽ ứng xử thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
2. Hãy trao đổi trong nhóm và các bạn đóng vai xử lí tình huống.
Tình huống 1: Em sẽ chào bác trước. Sau đó coi xem bài tập đang làm còn nhiều không, nếu còn nhiều em xin phép bác học trước, xíu ra chơi với bác sau. Nếu còn ít em sẽ ra chơi với bác, xíu bác về rồi mình học tiếp.
Tình huống 2: Cứ đề nghị với bố nếu em thấy đó là điều đúng đắn. Nhưng về quê là để sum họp, là để cúng ông bà tổ tiên nên khả năng bố sẽ không đồng ý. Em nên hiểu và về quê coi pháo hoa cũng được.
Xử lí tình huống.
- Tình huống 1: Nhóm em sẽ diễn kịch vào tuần sau và cần thảo luận để phân công nhiệm vụ trong nhóm. Nhóm trưởng chọn hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để phân vai.
Em sẽ ứng xử như thế nào khi:
+ Em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình.
+ Em nhận được vai lại là điểm yếu của mình.
- Tình huống 2: Em sắp tham gia cuộc thi vẽ tranh của trường. Tuy nhiên, em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt.
Em sẽ làm gì khi chỉ còn ba ngày nữa là cuộc thi chính thức diễn ra?
Tình huống 1:
Nếu em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình, em nên cố gắng làm tốt vai diễn của mình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm. Em cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình để giúp nhóm hoàn thành tốt kịch bản.Nếu em nhận được vai là điểm yếu của mình, em không nên nản lòng và buồn chán. Thay vào đó, em nên cố gắng học hỏi và rèn luyện để cải thiện khả năng của mình. Em cũng có thể hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm.
Tình huống 2:
Nếu em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt, em có thể tham khảo các tài liệu về màu sắc và học hỏi từ các tác phẩm nghệ thuật khác. Em cũng có thể hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ từ giáo viên hoặc các bạn bè có kinh nghiệm trong việc vẽ tranh. Ngoài ra, em cần tập trung và luyện tập nhiều hơn để cải thiện khả năng của mình. Em không nên lo lắng quá nhiều và cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tự tin để có thể hoàn thành tốt bức tranh của mình trong cuộc thi.
a) Hãy ghi dấu + vào ô trống trước cách ứng xử em chọn trong các tình huống sau:
Tính huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:
Tình huống 2: Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:
b) Em hãy cùng các bạn trong nhóm trong tổ đóng vai thể hiện cách ứng xử trong các tình huống trên.
Tình huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:
Tình huống 2: Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:
b) Đóng vai các tình huống:
- Tình huống 1: Cậu thật tuyệt vời, chúc mừng cậu đã làm được, bọn tớ tự hào về cậu.
- Tình huống 2: Tớ được gia đình cậu đang gặp khó khăn, do đó nếu cần mọi người giúp đỡ hay cứ nói. Tớ và tập thể lớp luôn bên cậu.
Sắm vai các bạn trong tranh và xử lí tình huống.
Tình huống 1:
Tin và các bạn chơi đá bóng, vô tình đá vào em gái đang đi xe đạp gần đó, làm đổ xe của em. Giải quyết: Nếu em là Tin, em sẽ xin lỗi em gái, dựng xe em lên và hỏi xem em có làm sao không, dỗ dành em gái và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn.
Tình huống 2:
Cốm giành bút với bạn Nam cùng bàn. Về nhà, Cốm mới phát hiện ra mình đã để quên bút ở nhà và lấy nhầm bút của Nam vì hai chiếc bút giống nhau. Giải quyết: Nếu em là Cốm, hôm sau đến lớp, em sẽ xin lỗi Nam vì đã lấy nhầm bút của bạn, giải thích cho bạn là mình để quên bút ở nhà, mong bạn tha lỗi cho mình.
Sắm vai các bạn nhỏ trong tranh xử lí tình huống.
Nếu em là các bạn em sẽ đến trước mặt thầy giáo, lễ phép chào thầy
Sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hòa trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Em sẽ khuyên hai bạn nên ngồi lại và tìm cách xử lí chứ không nên đổ lỗi cho nhau
- Tình huống 2: Em sẽ khuyên hai bạn tìm cách sửa chữa lại đồ chơi chứ không nên đổ lỗi cho nhau
1. Em hãy cùng cá bạn trong nhóm thảo luận, tìm cách ứng xử trong tình huống sau:
Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai (ví dụ: hái trộm quả trong vườn nhà khác, đi tắm sông, …). Khi đó, em sẽ làm gì? Đánh dấu + vào ô trống trước ý em chọn:
2. Hãy cùng các bạn trong nhóm đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống trên.
2. Đóng vai thể hiện:
- A: B ơi đi sang nhà ông Tư trộm quả với tao đi, mày hứa sẽ cùng chơi với tao ngày hôm nay rồi.
- B: Chính xác nhưng nếu đi trộm quả thì không được, tao sẽ không đi với mày đâu.
- A: Mày định thất hứa với tao à?
- B: Tao cũng không muốn thế. Nhưng mày nhìn xem, ở nhà ông Tư có nuôi 4 con chó túc trực liên tục, đã thế chúng nó còn to khỏe và nhảy cao nữa. À còn ông Tư luôn ở nhà nữa, vậy chúng ta trộm bằng cách nào.
- A: Mày nói cũng có lí, vậy chúng ta không đi hái trộm quả nữa.
- B: Chính xác, chúng ta đi bơi đi, trời đang nóng mà.