Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 18:23

Tham khảo
- Tổng hợp thông tin các trường đào tạo nghề, trường trung cấp, cao đẳng đại học liên quan đến định hướng nghề nghiệp

- Tổng hợp những vấn đề cần tham vấn về định hướng nghề và các ý kiến tham vấn cụ thể đã thu được

- ...

Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 18:23

tham khảo

-Tổng hợp thông tin các trường đào tạo nghề, trường trung cấp, cao đẳng đại học liên quan đến định hướng nghề nghiệp

-Tổng hợp những vấn đề cần tham vấn về định hướng nghề và các ý kiến tham vấn cụ thể đã thu được

-...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 8 2023 lúc 14:39

Tham khảo

- Kĩ sư công nghiệp chế tạo.

- Kĩ sư điện tử.

- Kĩ sư xây dựng.

võ quỳnh hoa
Xem chi tiết

Nhà nông, dân chài lưới, dân đi rừng ở ta chỉ có nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng mà đoán được gió bão, lũ lụt,... Câu tục ngữ: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” là một kinh nghiệm quý báu về dự báo thời tiết. Ráng là gì ? Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: “Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng... do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào”. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. Còn có những câu tục ngữ khác cũng nói về ráng:
 
- “Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa”.
- “Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”.
 

võ quỳnh hoa
12 tháng 2 2019 lúc 16:00

ukm,hình như lạc đề bạn ạ. nhưng mà cũng cảm ơn bạn

dung1-0 sai

Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Maika
Xem chi tiết
Maika
26 tháng 1 2022 lúc 15:15

đáng lẽ cái này về GDĐP , do môn ko có nên mik chọn chủ đề kia

 

Anh ko có ny
26 tháng 1 2022 lúc 15:15

Tham khảo

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:20

Chọn B

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
24 tháng 11 2023 lúc 23:49

- Gia đình em có 3 thế hệ cùng chung sống. Thế hệ thứ nhất là ông và bà. Thế hệ thứ hai là bố và mẹ. Còn thế hệ thứ ba là em và em gái.

- Những việc làm của em và người thân thể hiện sự quan tâm, yêu thương nhau:

+ Ông bà kể chuyện cho em trước khi đi ngủ.

+ Cùng chuẩn bị bữa cơm

+ Em đấm lưng, bóp vai cho ông bà…

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
6 tháng 2 2023 lúc 9:01

- Ngành nghề mà em muốn giới thiệu là: ngành y

- Đây là một ngành rất co triển vọng trong tương lai, là một ngành cứu giúp người khác nên rất được xã hội coi trọng.

Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
2 tháng 5 2018 lúc 12:06

 Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. 

TRANG CHỦ/SẮC MÀU CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Nghề thủ công truyền thống của người Việt

Tô Tuấn -  

21 Tháng Năm 2013 | 10:01:32

   

(VOV5) - Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt

Gắn với nền văn minh lúa nước, các làng nghề truyền thống ở Việt nam tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ  sinh hoạt sản xuất. Trải qua thời gian, các ngành nghề thủ công phát triển theo quy mô gia đình rồi dần hình thành nên những phường nghề, làng nghề  thủ công chuyên sâu một nghề. Có làng chuyên làm nghề gốm, làm nghề dệt chiếu, dệt lụa, làng chạm gỗ, làng chạm khắc, đúc đồ đồng…

Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”

Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy trì  mà còn phát triển. Ngày nay tại Việt nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội),  Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bấc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đình từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùỳ bạc của địa phương và hiện tại tôi đã truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đình”.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

toàn đào
Xem chi tiết