Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:22

Câu chuyện Cô bé được quạ tặng quà

Cô bé Gabi Mann đến từ Seatle, Washington hay cho lũ quạ sống quanh nhà ăn, và đổi lại, chúng đem cho cô bé nhiều đồ vật nhỏ xinh để làm quà. Cô bé đã có một bộ sưu tập gồm 100 hạt cườm, nút áo, mẩu kim loại, miếng nhựa hoặc xốp. Tất cả đều được lũ quạ kiếm được ở đâu đó và đem về tặng cô bé như món quà cảm ơn.

Tình bạn lạ lùng của cô bé với lũ quạ bắt đầu từ năm 2011 khi cô bé mới 4 tuổi, cô hay làm rơi đồ ăn. Lũ quạ thường lởn vởn quanh nhà để hi vọng có thể nhặt nhạnh chỗ thức ăn rơi dưới đất. Khi cô bé đủ tuổi đến trường, Gabi bắt đầu cho lũ quạ ăn phần cơm trưa của mình. Chúng luôn xếp thành hàng đợi cô xuống xe buýt vào cuối ngày khi tan học về. Gabi giữ tất cả những món quà của lũ quạ một cách cẩn thận trong những hũ nhỏ có dán nhãn.

Nguyễn Bùi Thục Anh
27 tháng 1 lúc 13:36

Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.

nguyen thidiem quynh
Xem chi tiết
huyền trang
20 tháng 4 2018 lúc 21:22

BN THAM KHẢO NHA:

 Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

   Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm vì bà đã hi sinh cả đời cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

   Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi,, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   - Thế rồi sao nữa hả bà?

   Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bò Vàng. Ngày lại qua ngày dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bò Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

   Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.

THẤY HAY THÌ K CHO MK NHA MN!

CHÚC BN HC TỐT!


 

Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
4 tháng 11 2018 lúc 16:11

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

๖ۣۜJack★๖ۣۜSơnᶦᵈᵒᶫ
4 tháng 11 2018 lúc 16:11

 #XAOLON#  

Thik đấy! r sao ! liên quan ko

Hoàng Nghĩa Đức
Xem chi tiết
Frisk
10 tháng 12 2017 lúc 20:47

“Chiếc lá cuối cùng”là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên O. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
“Chiếc lá cuối cùng”là“bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để cangợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuốicùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quýcủa nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục, ởđoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

Phúc
10 tháng 12 2017 lúc 22:02

Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là o. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lâp lánh toả sáng trên những trang văn mà ông o. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị lớn. Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế.

Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: “Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ”. Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiêm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai xán lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy o. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.

Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi - nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương. Nguồn thương của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một “phụ nữ nhỏ bé”, thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã “ngoài sáu mươi ”, đã “múa cây bút vẽ bốn mươi năm” mà vẫn không “vơi tới được gấu áo vị nữ thần của mình”. Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả...

Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên “ngọn lửa Đan- cô” ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người.

Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn. Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi “mười phần chỉ còn hi vọng được một” thì Xiu đã vào phòng làm việc và “khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề “chai sạn” mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng (“thản nhiên”) để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự “lo lắng” khi phải chứng kiến ý nghĩ “kỳ quái” của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở “bên cạnh” bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: “Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (...) khả năng khỏe là mười phần chắc chín". Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muôn giúp bạn bứt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.

Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là “con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên”. Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: “Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn” vậy. “Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi “độc mồm” ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người “Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.

Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân. Cuối cùng với sự cố’ gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó. Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích luỹ tổng hoà hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đốn đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. “Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa” tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. “Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm", tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người hoạ sĩ già tích góp được. Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: “Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội”. Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người. Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm “đáng thờ”, xứng đáng tồn tại với thời gian.

Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn.

Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao.

Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp). Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm.

Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện.

Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.

Nội chừng ấy cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm.

Với Chiếc lá cuối cùng, o. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.



 

Nguyễn Đình Toàn
11 tháng 12 2017 lúc 12:56

O-hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Đọc những trang viết của O-hen-ri người đọc có cảm giác như đang được sống trong những bức tranh được vẽ bằng ngôn từ của ông. “Chiếc lá cuối cùng” trích trong tác phẩm cùng tên của O-hen-ri thực sự có sức ám ảnh lớn, lay động đến tâm can người đọc vì tình thương yêu cao cả vĩ đại của những con người ông khắc họa nên.

Bài làm

“Chiếc lá cuối cùng” có thể xem là kiệt tác để đời của nhà văn Mỹ này, ông đã tái hiện thành công hiện thực xã hội Mỹ thời bấy giờ, có những con người cùng cực, nghèo khổ, ước mơ và khát vọng vẫn còn đó nhưng bị vùi dập. Tuy nhiên đọc những trang viết của ông người đọc nhận ra sự kiên cường, tinh thần bất diệt không chịu đầu hàng số phận, và cả những người chịu hi sinh bản thân mình vì ước mơ và sự sống của người khác. Đoạn trích cùng tên “chiếc lá cuối cùng” có thể xem là đã lột tả được hết những điều đó. Một đoạn trích giàu giá trị nhân văn và nghệ thuật, xứng là là tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc.

“Chiếc lá cuối cùng” kể về cuộc sống nghèo khổ của ba người nghệ sĩ: Giôn xi, cụ Bơ men, Xiu. Họ đều là những người tài hoa, luôn đi tìm kiếm cái đẹp và mong muốn có những tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, nghèo đói và bệnh tật khiến họ rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Giôn xi phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi đồng nghĩa với việc cô đã chết. Xiu là người bạn của Giôn xi, bất lực nhìn người bạn mình tiều tụy từng ngày. Ông cụ già Bơ men là người họa sĩ sống ở tầng dưới, cả cuộc đời ông vẫn luôn trằn trọc và khát vọng có một tác phẩm để đời, đã 40 năm rồi nhưng ông vẫn chưa làm được điều đó. Cả ba con người họ, đều chung một ước mơ, chung một số phận nhưng cuộc đời trớ trêu đều đẩy họ vào con đường cùng.

O-hen-ri đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vât, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và đảo tình huống truyện cực kỳ độc đáo. Hiếm có nhà văn nào có thể làm được điều này.

Mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hi vọng càng trở nên mong manh. Chính điều này khiến cho XIu và cụ Bơ men buồn bã “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng khiến cho cả căn phòng rơi vào trạng thái mất cân bằng. Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Hình ảnh cô gái trẻ Giôn xi vì bệnh tật mà cự tuyệt tất cả, phó mặc cho số phận, nói đúng hơn là phó mặc cho những chiếc lá vô tri vô giác ở ngoài kia. Cô đã để cho tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để đi nữa. Cô khiến người đọc trở nên xung đột với mình, cô có đáng trách không, hay cô đáng thương. Thực ra cô là cô gái có khát vọng nhưng vì hiện thực khắc nghiệt nên mới rơi vào tình trạng này. Cô vẫn luôn có ước mơ “được vẽ vịnh Na-Plo”.

O-hen-ri khiến người đọc hồi hộp, chờ đợi tình huống truyện tiếp theo xảy ra như thế nào. Trên dây thường xuân chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng, chiếc lá ấy chính là niềm hi vọng cũng là sự tuyệt vọng của Giôn xi. Gion xi thất vọng “hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết”. Nhưng có một tình huống bất ngờ xảy ra như một phép nhiệm màu. Đêm hôm ấy gió mưa tràn về nhưng kỳ lạ thay “chiếc lá vẫn còn đó”, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Giôn xi cảm thấy rất  khó hiểu nhưng cũng tràn đầy niềm tin. Hóa ra sau tất cả sự khắc nghiệt và khó khăn thì chiếc lá ấy vẫn còn.

Tình huống truyện đảo ngược ở cuối truyện thực sự đã khiến trái tim của một cô gái tuyệt vòng trở nên có niềm tin hơn. Nhưng sự thật tì chiếc lá cuối cùng bám lại trên tường ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ men, cụ đã bất chấp thời tiết nắng mưa ấy làm một việc vô cùng nhân văn, tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ. Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Đây chính là bức tranh cuối cùng, là kiệt tác trong cả một đời làm họa sĩ của cụ Bơ men. Không bất kỳ ai biết được sự thật đó, chỉ sau khi cụ Bơ men ra đi thì mọi người mới bừng tỉnh. Suốt cả cuộc đời nghệ sĩ của mình thực sự cụ Bơ men đã có được kiệt tác để đời. Một kiệt tác không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn thấm đẫm tình người.

Tấm lòng của một con người thật đáng quý, ông hi sinh bản thân mình để tạo tin yêu và hi vọng cho người khác, khiến người khác ngưỡng mộ và trân trọng.

O-hen-ri với cách xây dựng tình huống truyện ngược cùng cách khắc họa tâm lý nhân vật cực kỳ sâu sắc đã mang đến cho tác phẩm này một sức sống mãnh liệt nhất, đó là tình yêu thương người với người vô bờ bến.

“Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri thực sự là những trang viết ám ảnh với ngược đọc bởi tình nhân văn sâu sắc và tính nghệ thuật cực kỳ độc đáo. Với thông điệp “hãy yêu thương mọi người và không ngừng hi vọng vượt lên số phận” thì tác giả đã làm được một điều kỳ diệu và thành công nhất.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 15:50

a. 

- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

- Phần kể lại nội dung câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".

+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".

+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"

- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

b. 

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian

nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Minh Thư
25 tháng 12 2016 lúc 11:51

Có một cô bé mải mê gấp những ngôi sao giấy bé nhỏ vì cô tin vào truyền thuyết cổ: Khi gấp đủ một trăm ngôi sao nhỏ đem tặng cho người mình yêu quý thì một điều ước của người đó sẽ thành sự thật.

Cô bé không muốn người bạn của mình mãi trầm lặng, cô muốn thấy những nụ cười, những niềm vui trong ánh mắt người bạn ấy. Thời gian trôi đi, túi sao nhỏ của cô càng ngày càng nhiều và cho đến một ngày kia, ngày cô sẽ phải rời xa các bạn để theo gia đình, cô gái quyết định mang cả túi sao đủ màu sắc đến cho người bạn trai như một món quà tạm biệt trước lúc đi xa.

- Tối nay nhiều sao quá! - Cô bé nói, mắt sáng ngời - Cậu hãy ước điều gì đó đi!

Cô nói thật nhẹ nhàng như chờ đợi. Cậu bạn khẽ mỉm cười mở gói quà và nói:

- Chúc những điều hạnh phúc nhất sẽ đến với cậu, người bạn thân yêu nhất của mình!

Cô bé giật mình, đôi mắt nhòa đi, giọng như khóc:

- Tớ muốn nghe điều ước dành cho cậu cơ!

Bỗng cô nhận ra ánh mắt kia thật sự như đang cười và phản chiếu cả một bầu trời sao đang mong muốn cho cô những điều tốt đẹp nhất. Cô vội vàng thầm ước đôi mắt đó, nụ cười đó mãi mãi theo cô.

Có những ước mong đôi khi không hề vĩ đại, nó thật bình dị, thật chân thành và rất thật. Đôi khi niềm vui, hy vọng của người khác cũng chính là niềm hạnh phúc bất chợt đến trong tim ta và, không phai mờ theo năm tháng.

Chúc bạn học tốt!

Khánh Hạ
21 tháng 5 2017 lúc 20:02

(tham khảo 1 vài câu chuyện ở dưới nhak^^)

Ai cũng có một khoảng trống trong tâm hồn, khoảng trống đó để con người ta hồi tưởng, suy nghĩ và chiêm nghiệm ra mọi điều trong cuộc sống. Hãy dùng khoảng trống tâm hồn đó để ngẫm về cuộc sống qua ba câu chuyện dưới đây.

Câu chuyện 1:

Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.

Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”.

Câu chuyện 2:

Có một cô gái mù không có gì trong tay, ngoài tấm chân tình của cậu bạn trai tốt bụng. Anh chàng sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì cô gái. Một ngày nọ anh hỏi cô: “Vào ngày mà em nhìn thấy, em sẽ lấy anh chứ?”. Cô gái tự tin trả lời: “Vâng! Tất nhiên rồi ạ!”.
Cuối cùng, may mắn cũng mỉm cười với cô, cô nhận được tin mình có thể được cấy ghép giác mạc từ một người hiến tặng. Ngày nhìn thấy ánh sáng đầu tiên, cô nhận ra rằng người yêu chăm sóc mình bấy lâu nay là một chàng mù.
Khi anh cầu hôn cô lần nữa, cô gái lạnh lùng từ chối vì đôi mắt không sáng của anh. Đau đớn và tuyệt vọng, trước khi rời đi, câu cuối cùng mà chàng trai nói với cô gái: “Em hãy chăm sóc đôi mắt của anh thật tốt nhé!”.

Câu chuyện 3:

Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.

tran trong bac
23 tháng 5 2017 lúc 22:38

Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 12:22

1. - Chọn câu chuyện: Tờ báo tường của tôi.

- Tìm ý:

+ Mở bài: Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

+ Thân bài:

Lí do thích câu chuyện: Bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn; chi tiết cảm động: Mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn.

Dẫn chứng: Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”. 

+ Kết bài: Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
2. Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
3. Em đọc soát và sửa lỗi nếu có.

Đỗ Quỳnh Trang
7 tháng 3 lúc 21:01

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe bà kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt nhớ lời bà dặn là: "Chị em con trong nhà phải nhường nhịn chia sẻ cho nhau". Nhờ câu chuyện nên em đã hiểu và tình thương yêu của gia đình dành cho mình. Câu chuyện này là câu chuyện ý nghĩa nhất đối với em. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em. Em rất thích câu chuyện này

Khánh Phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 8:08

Em tham khảo:

Hôm nay, tôi cùng Biên ra sông câu cá. Trời mát mẻ và không khí trong lành quả là một điều kiện lí tưởng để chúng tôi tận hưởng một ngày chủ nhật đầy lí thú. Bỗng có một cậu bé ăn xin tiến lại gần về phía tôi, nói :

_ Bạn ơi, có thể giúp đỡ mình một ít được không, mẹ mình đang ốm ở nhà mà mình thì chưa có tiền mua thuốc cho mẹ.- Vừa nói, cậu bé vừa rơm rớm nước mắt.

Thấy vậy, tôi liền hỏi :" Thế bố cậu đâu, sao cậu phải đi xin như thế này". Cậu trả lời tôi :

-Bố tớ mất rồi, hic...hic... nhà tớ chỉ còn có hai mẹ con, mà giờ mẹ tớ cũng ốm luôn, tớ không biết phải làm sao bây giờ.

Nghe cậu nói, tự dưng tôi cảm thấy có cái gì đó nghèn nghẹn ở trong cổ. " Có những người đáng thương đến vậy sao?"- tôi thầm nghĩ. Rồi bình tĩnh lại, tôi bảo cậu :

_ Thật ra thì mình cũng không có tiền, nhưng mình có mấy con cá vừa câu được đây. Bạn mang về nấu cho mẹ ăn. Có gì, bạn cho mình số điện thoại và địa chỉ gia đình bạn, mình sẽ nhờ bố mẹ mình giúp đỡ.

Nghe tôi nói vậy, cậu bé vô cùng cảm động. Cậu nhận lấy số cá và cảm ơn tôi. Ngay sau ngày hôm đấy,  ba mẹ tôi đã tìm đến nhà cậu và giúp đỡ cho mẹ cậu tiền thuốc thang. Nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của họ nở rộ trên môi, tôi cảm thấy mình cũng thật hạnh phúc khi làm được một việc có ích.

 Sau cuộc gặp gỡ với cậu bé ăn xin ấy, tôi rút ra nhiều điều. Trong đó, bài học mà tôi tâm đắc nhất  đó là tôi đã biết yêu thương con nguwoif nhiều hơn  và tối cũng nhận ra rằng : mỗi con người chúng ta  sống cần phải biết yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh. Tình yêu thương chính là phép màu nhiệm để cứu giúp con người.Qủa thực, mỗi người ta gặp trong cuộc sống đều khơi gợi ở ta rất nhiều điều. Và cậu bé ăn xin ấy đã khơi gợi ở tôi tình yêu thương con người- một tình cảm thật thiêng liêng mà chỉ khi đối diện với những số phận bất hạnh hơn mình tôi mới thực sự nhận rõ.

Võ Đình Khang
Xem chi tiết
Phạm Hà Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 11 2021 lúc 11:39

Em tham khảo:

Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi với các con. Nhất là khi con ốm, mẹ luôn bên cạnh vỗ về, chăm sóc. Em nhớ có một lần bị ốm, mẹ đã thức trắng đêm. Mẹ cho em uống thuốc, rồi đánh cảm cho em. Mẹ lo lắng ngồi bên, thay khăn ướt đắp lên trán. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng thỉnh thoảng sờ lên trán hay xoa xoa nhẹ vào lưng rất dễ chịu. Đôi mắt mẹ dường như không nhắm lại một giây phút, lúc nào cũng thức nhìn em ngủ và lắng nghe tiếng thở mệt nhọc của em. Trong giấc ngủ chập chờn, em thấy bóng mẹ đổ dài in nghiêng trên tuờng… Sáng tỉnh giấc, mẹ vui mừng thấy em đã bớt ốm nhưng nhìn mẹ thì như già thêm vài tuổi, mệt mỏi mà vẫn cố nở nụ cười rạng rỡ chào đón em. Chưa bao giờ em thấy thương mẹ đến thế.

🍼🍼🍼SỮA🍼🍼🍼
6 tháng 11 2021 lúc 12:33

Tham khảo:

“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con”

Mỗi khi đọc những câu ca dao trên, em lại càng thêm thấm thía về tình yêu và sự hy sinh vô bờ của mẹ.

Mẹ - là tiếng nói vô cùng thiêng liêng mà mỗi người con luôn gọi lên bằng cả trái tim mình. Em cũng vậy. Mỗi ngày, từ lúc mở mắt ra, đến lúc trước khi đi ngủ, mẹ là tiếng mà em gọi nhiều nhất. Bởi em hiểu rằng, dù lúc nào, dù ra sao, mẹ cũng sẽ luôn ở bên, luôn quan tâm, chăm sóc cho mình.

Mẹ em là một công nhân ở nhà máy may. Cũng như bao người, mẹ làm lụng vất vả và chăm chỉ để kiếm tiền chăm sóc cho con cái, gia đình. Ở nhà, mẹ còn nuôi thêm đàn gà, trồng thêm luống rau để tiết kiệm cho cuộc sống. Trong ấn tượng của em, mẹ chẳng bao giwof biết mệt hay ốm đau cả. Dù nắng, mưa mẹ vẫn đi làm đều đặn. Mẹ chẳng thích váy đẹp, chẳng mê xem phim, cũng chẳng thích ăn thịt, ăn bánh. Nhưng đến bây giờ, khi đã lớn, em mới hiểu rằng, mẹ cũng như em cũng thích ăn ngon, thích mặc đẹp. Nhưng tình yêu thương con đã vượt lên những điều đó, khiến mẹ nhường hết tất cả những gì tốt đẹp cho con.

Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em đến từng chi tiết nhỏ. Đôi lúc chính em cũng không nhận ra được thay đổi của bản thân, nhưng mẹ thì nhận ra ngay. Dù em không xinh, học hành cũng bình thường, nhưng mẹ vẫn luôn ôm em vào lòng, dịu dàng mà thủ thỉ: Con gái của mẹ là tuyệt vời nhất. Chính mẹ tạo cho em niềm tin, tạo cho em động lực để cố gắng, để hoàn thiện hơn từng ngày.

Mỗi khi nhìn thấy những vết sơn trên vai áo, những vết chai trên đôi tay, những nếp nhăn trên khóe mắt mẹ. Em lại càng nhủ mình phải ngoan hơn nữa, phải lớn nhanh hơn nữa để mẹ đỡ vất vả. Hằng ngày, ngoài giờ học, em thường giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát… Dù mẹ bảo là hãy để mẹ làm cho, còn em thì đi học, nhưng em vẫn cương quyết xin được làm cùng mẹ. Để mẹ có thêm thời gian nằm xuống nghỉ ngơi, xem một bộ phim yêu thích.

Em yêu mẹ của em rất nhiều, và em biết rằng mẹ cũng như vậy. Em mong sao, thời gian trôi thật chậm, để em mãi luôn là đứa con bé nhỏ, được ở bên cạnh mẹ mỗi sớm chiều.