Em hãy sưu tầm và chia sẻ về một tấm gương có đạo đức trong kinh doanh.
Em hãy sưu tầm câu chuyện hoặc hình ảnh về một tấm gương biết cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Câu chuyện "10 năm cõng bạn đi học" của đôi bạn trẻ Hiếu Và Minh.
Minh là người bị dị tật bẩm sinh, chân không đi lại được, suốt 10 năm qua, không kể nắng mưa, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường trên đôi chân của mình. Tình bạn này đẹp đến nỗi được ví như là chuyện cổ tích giữa đời thường, ai ai cũng phải thán phục. Và còn ngạc nhiên hơn, đôi bạn thân này đã cùng nhau bước vào đại học.
Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.
Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.
Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.
Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.
Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành - Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh - Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.
Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Mạnh không ngừng phấn đấu học tập, tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động và phụ giúp ông bà việc vặt trong gia đình. Sách, vở không có Mạnh mượn của anh chị lớp trên. Mạnh luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được nhà trường biểu dương khen thưởng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo nên ý chí, nghị lực mạnh mẽ giúp Mạnh vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.
Sưu tầm câu chuyện về gương hiếu học và chia sẻ những điều em học được từ tấm gương đó.
Câu chuyện: Đèn đom đóm
Chuyện kể rằng, có cậu bé tên Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất ham học. Nhà nghèo nên cậu không thể đến lớp như bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp, nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu phải bắt đom đóm cho vào vỏ quả trứng lấy ánh sáng học bài. Chính lòng say mê ham học ấy, sau này cậu đã đỗ trạng nguyên, học vị cao nhất thời bấy giờ. Mạc Đĩnh Chi đã trở thành tấm gương vượt khó học giỏi và câu chuyện này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về các câu chuyện, tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân.
Abraham Lincoln: Từ kẻ thất bại thảm hại đến Tổng thống vĩ đại nhất Hoa Kỳ.
Lincoln được sinh ra trong một căn nhà gỗ ở biên giới nước Mỹ. Mẹ ông mất khi ông còn nhỏ và cha ông đã đi bước nữa. May mắn cho ông có được người mẹ kế quan tâm và luôn khuyến khích ông đọc sách.
Với vốn kiến thức tối thiểu, ông tiếp xúc với những công việc tay chân khi vào tuổi trưởng thành. Lincoln làm nông cho một chủ trại giàu có trong vùng, làm người khuân vác và bán đồ tạp hóa.
Sự chuyển biến thần kỳ đến với Lincoln, khi ông bắt gặp một cuốn sách luật trong giỏ tạp hóa cũ được ông mua với giá 50 xu. Khi này, ông được 21 tuổi, làm việc trong cửa tiệm bách hóa, thời gian rảnh rỗi ông đọc cuốn sách luật và từ đó nhen nhóm trong ông một đam mê ngành luật.
Dù không thành công lắm trong thời gian đầu làm chính trị, quan điểm về chế độ nô lệ ở buổi tranh luận Lincoln-Douglas đã gây được sự chú ý của dư luận và tại hội nghị Đảng Cộng hòa năm 1860, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Lincoln được tuyển cử vào Nhà Trắng không phải là một sự ngẫu nhiên nhưng sự chia rẽ bè phái giữa miền Nam và miền Bắc của Đảng Dân chủ đã tạo thuận lợi cho ông. Trong nội bộ Đảng Cộng hòa, Lincoln có lá phiếu nhiều hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp, William Seward, bởi vì ông được đánh giá là một ứng cử viên ôn hòa, yêu hòa bình.
Vào thời điểm ông tuyên thệ làm Tổng thống, 7 bang đã tan rã khỏi Liên bang vì vấn đề nô lệ, thế nhưng vị Tổng thống thứ 15 và sắp mãn nhiệm, Buchanan và bộ máy chính quyền dưới thời không thể kiểm soát nổi tình hình và phải từ bỏ.
Mặc dù Liên bang đang trong tình trạng lộn xộn và thiếu tài trợ, Quốc hội vẫn tìm cách cắt giảm chi phí và chỉ có Lincoln thấy được cần phải có hành động triệt để nếu muốn duy trì Liên bang và xóa bỏ chế độ nô lệ.
Quyết đoán và nghị lực, sự quyết tâm thay đổi khiến mọi người ngạc nhiên. Ông bổ nhiệm William Seward, đối thủ không đội trời chung trước kia, làm Tổng thư ký và Edwin Stanton làm Bộ trưởng chiến tranh. Cả hai người ban đầu đều coi thường “gã nông dân” Lincoln, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó họ đều thay đổi quan điểm của mình.
Sau khi ông mất, nhìn Lincoln với ánh mắt kính trọng, nuối tiếc, Stanton đá thốt lên, “Đây là nhà lãnh đạo tài ba nhất của thế giới từ cổ chí kim”
Hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về các câu chuyện, tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân.
Abraham Lincoln: Từ kẻ thất bại thảm hại đến Tổng thống vĩ đại nhất Hoa Kỳ.
Lincoln được sinh ra trong một căn nhà gỗ ở biên giới nước Mỹ. Mẹ ông mất khi ông còn nhỏ và cha ông đã đi bước nữa. May mắn cho ông có được người mẹ kế quan tâm và luôn khuyến khích ông đọc sách.
Với vốn kiến thức tối thiểu, ông tiếp xúc với những công việc tay chân khi vào tuổi trưởng thành. Lincoln làm nông cho một chủ trại giàu có trong vùng, làm người khuân vác và bán đồ tạp hóa.
Sự chuyển biến thần kỳ đến với Lincoln, khi ông bắt gặp một cuốn sách luật trong giỏ tạp hóa cũ được ông mua với giá 50 xu. Khi này, ông được 21 tuổi, làm việc trong cửa tiệm bách hóa, thời gian rảnh rỗi ông đọc cuốn sách luật và từ đó nhen nhóm trong ông một đam mê ngành luật.
Dù không thành công lắm trong thời gian đầu làm chính trị, quan điểm về chế độ nô lệ ở buổi tranh luận Lincoln-Douglas đã gây được sự chú ý của dư luận và tại hội nghị Đảng Cộng hòa năm 1860, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Lincoln được tuyển cử vào Nhà Trắng không phải là một sự ngẫu nhiên nhưng sự chia rẽ bè phái giữa miền Nam và miền Bắc của Đảng Dân chủ đã tạo thuận lợi cho ông. Trong nội bộ Đảng Cộng hòa, Lincoln có lá phiếu nhiều hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp, William Seward, bởi vì ông được đánh giá là một ứng cử viên ôn hòa, yêu hòa bình.
Vào thời điểm ông tuyên thệ làm Tổng thống, 7 bang đã tan rã khỏi Liên bang vì vấn đề nô lệ, thế nhưng vị Tổng thống thứ 15 và sắp mãn nhiệm, Buchanan và bộ máy chính quyền dưới thời không thể kiểm soát nổi tình hình và phải từ bỏ.
Mặc dù Liên bang đang trong tình trạng lộn xộn và thiếu tài trợ, Quốc hội vẫn tìm cách cắt giảm chi phí và chỉ có Lincoln thấy được cần phải có hành động triệt để nếu muốn duy trì Liên bang và xóa bỏ chế độ nô lệ.
Quyết đoán và nghị lực, sự quyết tâm thay đổi khiến mọi người ngạc nhiên. Ông bổ nhiệm William Seward, đối thủ không đội trời chung trước kia, làm Tổng thư ký và Edwin Stanton làm Bộ trưởng chiến tranh. Cả hai người ban đầu đều coi thường “gã nông dân” Lincoln, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó họ đều thay đổi quan điểm của mình.
Sau khi ông mất, nhìn Lincoln với ánh mắt kính trọng, nuối tiếc, Stanton đá thốt lên, “Đây là nhà lãnh đạo tài ba nhất của thế giới từ cổ chí kim”
Bạn hãy sưu tầm tư liệu, hình ảnh, phim tài liệu, giai thoại,... để chia sẻ với các thành viên trong lớp về chủ đề:
2. Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
1. - Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.
- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân, dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
THAM KHẢO
2, THAM KHẢO
- Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua ba lần đánh tan quân Mông - Nguyên, phụng sự hết lòng 4 đời vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông.
- Luôn quan tâm đến đời sống cho binh lính và có cách dạy dỗ thuyết phục khi binh lính của mình ăn chơi sa đọa, vong ân bội nghĩa.
Hãy sưu tầm 1 tấm gương trong thực tế hoặc qua báo đài về đức tính liêm khiết
Em hãy sưu tầm một tấm gương về siêng năng , kiên trì và viết bài học rút ra từ tấm gương đó ?
Cậu tham khảo:
Bài 1: Nguyễn Ngọc Ký:
Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".
Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.
Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp,thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".
Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên rằng hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.
Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013, nhân dịp Nick Vijicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace ( thành phố Hồ Chí Minh).Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.
nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_K%C3%BD
bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Tinh thần tự học của Bác Hồ có thể thấy ngay từ việc Bác luôn tranh thủ thời gian học tập và có thể học với bất kỳ người nào. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân đến nước Pháp xa xôi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bác đã đặt quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được”. Ngay khi còn lênh đênh trên con tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp ra sao, Bác đều dùng tay diễn tả. Tối tối, Bác ghi lại những từ mới vào sổ. Học được từ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành luôn.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài. Sau một thời gian thu xếp ổn định chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp xin được tham gia viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Mỗi lần bài viết của Bác được đăng, Bác vui mừng khôn xiết. Theo hướng dẫn của các chủ bút, Bác luôn xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi viết diễn giải ra cho dài, cụ thể và chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn và súc tích.
Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc morat tới bán báo.
Ông Giôhanxơn - một họa sĩ người Thụy Điển đã gặp Bác và viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học rất nhanh tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26/12/1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Qua các tài liệu khác, chúng ta được biết, Bác còn nói được tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha…Trong những ngoại ngữ đó, có những tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “Biết tiếng nước người, ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”.
Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu”. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa cho Bác. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá… để vận dụng vào công việc của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học.
Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao.
Nguồn: https://www.evn.com.vn/d6/news/Bac-Ho-voi-tinh-than-tu-hoc-6-12-28030.aspx
Tham khảo:
- Tấm gương về siêng năng, kiên trì mà em biết là thầy Nguyễn Ngọc Kí.
- Bài học rút ra từ tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí là: dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.
Em hãy sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về tình bạn trong sáng, lành mạnh và trao đổi với bạn bè.
Tấm gương về tình bạn cao đẹp của hai em học sinh Nguyễn Ngọc Yến và 1 Nguyễn Thị Thùy Dung lớp 9B trường THCS Vân Hồ đã làm nhiều bạn đọc xúc động. Chỉ vì một sự bất cẩn của người lớn mà Dung phải mang tật suốt đời, em không tự đi lại được và giọng nói cũng bị biến dạng.
Trong lúc khó khăn ấy Yến đã đến với Dung bằng một tình bạn chân 1 thành. Ngày ngày trên quãng đường gần 1 km từ nhà đến trường, hình ảnh Yến cần mẫn cõng Dung đi học đã trở nên quen thuộc với thầy cô và 1 bạn bè. Câu chuyện ấy hiện diện trong cuộc sống của chúng ta như một 1 nốt nhạc đẹp làm mọi người phải nhìn lại mình và suy ngẫm....
Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về một tấm gương yêu lao động mà em biết. Em đã học được gì từ tấm gương đó?
Bác Hồ - một tấm gương sáng
- Ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm đủ thứ việc và công việc đầu tiên là phụ bếp trên tàu Pháp, Bác đã trải nhiều năm làm việc nặng nhọc, tích luý kinh nghiệm và tìm tòi cơ hội phát triển bản thân.
- Em đã học được tính kiên trì, gan dạ, của Bác.