Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:06

Tham khảo

♦ Tình hình chính trị

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.

+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;

+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.

- Hậu quả:

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Tình hình kinh tế

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.

+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.

- Hậu quả:

+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.

+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.

+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

♦ Tình hình xã hội

- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Hậu quả:

+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Khôi Nguyễn
8 tháng 8 2023 lúc 20:31

- Biểu hiện:

+ GDP luôn ở mức cao trên thế giới, năm 2020 GDP đạt gần 21000 tỉ USD (chiếm ¼ GDP của thế giới). GDP/người đạt 63595 USD.

 

+ Trình độ phát triển kinh tế đứng hàng đầu thế giới với nhiều ngành kinh tế có hàm lượng khoa học - công nghệ và năng suất lao động cao. Nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ chiếm vị trí hàng đầu thế giới như sản phẩm ngành hàng không vũ trụ, chế tạo máy.

+ Hoa Kỳ có nhiều trung tâm tài chính, kinh tế lớn trên thế giới. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, chiếm 8,5% thế giới (2020), là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực trao đổi thương mại tài sản trí tuệ.

- Nguyên nhân:

+ Vị trí địa lí cách xa các trung tâm xung đột lớn nên không bị tàn phá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất bởi cả 2 cuộc Chiến tranh thế giới.

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

+ Nguồn lao động đông, có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao.

+ Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; có chính sách bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng.

+ Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hóa.

+ Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:17

Tham khảo

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 21:17

Tham khảo

 

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

 
Tuyet
15 tháng 8 2023 lúc 21:17

Tham Khảo :

 

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 1 2018 lúc 9:29

- Kinh tế Anh:

+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp

+ Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.

+ Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.

- Kinh tế Pháp

+ Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ

+ Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi

- Nhận xét chung: Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:00

Tham khảo

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 12:00

- Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

Lưu Hạ Vy
12 tháng 4 2017 lúc 12:00

- Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

HUYNH NHAT TUONG VY
17 tháng 5 2017 lúc 8:42

Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 2:03

Tham khảo

- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

 

+ Năm 2021 EU đóng góp khoảng 17,8% GDP thế giới.

+ Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có 3 nước thuộc EU.

- EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:

+ EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.

+ EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định có thành phần thương mại với nhiều nước. Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um… Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản...

+ EU là trung tâm tài chính lớn của thế giới, các hoạt động thương mại, tài chính có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thế giới.

- EU là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới:

+ Các nước EU xây dựng EU thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới. Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực.

+ Những năm gần đây tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.

Bảo ngọc lớp 6a3 Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 0:25

Tham khảo
Những địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII là Anh, Pháp, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 21:06

Tham khảo

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.

+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

- Ở Đàng Trong:

+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.

+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...

♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Nội thương:

+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.

+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.

- Ngoại thương:

+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...

+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

- Đô thị:

+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).

+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.