Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ.
Chọn 1 trong 2 đề:
a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm ( trong bài đọc trên)
b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện ( bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13.
Học sinh có thể tham khảo đoạn văn sau:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.
2. Giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết.
3. Bình chọn
1.
Bài làm của HS
2.- Bước 1: HS nộp bài và tiến hành nhận xét, trao đổi bài lẫn nhau
- Bước 2: GV tổ chức nhận xét và sửa lỗi cho HS
3.
Sản phẩm của HS
Dựa theo quy tắc bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.
2. Tìm ý
- Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.
- Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
- Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.
4. Viết đoạn văn
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.
5. Hoàn chỉnh đoạn văn.
Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn trong các câu chuyện em đã được nghe, được đọc.
Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Tuy anh còn nhỏ tuổi nhưng rất thích hoạt động cách mạng ,mọi công việc được giao anh đều hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc . Kim Đồng thường cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Anh đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu khi tuổi đời còn nhỏ. Dù đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh anh sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Kim Đồng đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo!
Viết một đoạn văn ngắn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Bạn nhỏ trong bài thơ là một người con ngoan. Khi ba mẹ vắng nhà, bạn ấy vẫn làm bài tập chứ không đi chơi. Khi ba mẹ bạn ấy về cũng là lúc bạn ấy làm xong bài tập, không phải khiến cho ba mẹ bạn ấy thúc giục.
Đề:
1/ Viết đoạn văn ngắn 10 -> 12 câu nêu cảm nghĩ của em về tình anh em trong gia đình
2/ Viết đoạn văn 8 -> 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc học
3/ Viết đoạn văn 10 -> 15 dòng nêu cảm nghĩ về 1 bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình mà em đã học
4/ Viết một đoạn văn 8 -> 10 câu nêu cảm nghĩ về một cảnh đẹp quê hương
P/s: Giúp mình vài ý thôi cũng được ạ
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em đã học , đã đọc . Dàn ý hay nhất lớp 4
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Đoạn văn tham khảo:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.
Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu
- Sự việc:
+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
+ Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.
+ Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.
+ Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp.
+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.
- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.
- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.
- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
1. Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
2. Viết vào phiếu đọc sách: Sau khi đọc câu chuyện Chú bé chăn cừa, em càng hiểu hơn về giá trị của đức tính trung thực và hậu quả của việc nói dối