Em hãy quan sát hình, đọc thông tin và sắp xếp các bộ phận cơ bản của điện thoại cố định phù hợp với mô tả các thành phần tương ứng theo bảng gợi ý dưới đây.
- Quan sát các động vật trong hình dưới đây và hoàn thành bảng theo gợi ý.
- Nêu nhận xét về các bộ phận bên ngoài của động vật mà em đã quan sát.
Tên ĐV | Đầu | Mình | Chân | Cánh | Đuôi | Vây | MT sống |
Con dê | X | X | X |
| X |
| Trên cạn |
Con bươm bướm | X | X | X | X |
|
| Trên trời |
Con cá | X | X |
|
| X | X | Dưới nước |
Con gà | X | X | X |
| X |
| Trên cạn |
Con thỏ | X | X | X |
| X |
| Trên cạn |
Con bò | X | X | X |
| X |
| Trên cạn |
Con chim | X | X | X | X |
|
| Trên cạn và trên trời |
Con thằn lằn | X | X | X |
| X |
| Trên cạn |
Con ếch | X | X | X |
|
|
| Trên cạn và dưới nước |
Nhận xét: Không phải mỗi con vật đều có các bộ phận giống nhau. Những bộ phận mà động vật nào cũng có là đầu, mình. Tuy nhiên có những bộ phận chỉ có ở những động vật sống trong môi trường nhất định, biến đổi để phù hợp với môi trường như cánh để bay - sống ở môi trường trên trời; vây thay có chân để bơi – sống ở môi trường dưới nước….
Quan sát hình 23.6, hãy xác định vị trí và tên gọi các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D. Ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:
1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng
2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể
3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể
4. Tạo ra quả và hạt
A. Hoa – 4. Tạo ra quả và hạt.
B. Lá – 2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
C. Thân – 1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
D. Rễ – 3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3 kết hợp với truyền thuyết, em hãy mô tả một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Tham khảo:
Đời sống vật chất: cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính. Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực. Họ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
Đời sống tinh thần: cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng. Trong những ngày lễ hội, họ nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.
Sông Hương
Sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng. Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.
Núi Ngự
Núi Ngự (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam. Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành lũy tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế. Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tóm tắt các biểu hiện của quy luật địa đới qua thành phần và cảnh quan địa lí, sau đó hoàn thành bảng thông tin theo bảng gợi ý dưới đây:
Các thành phần và cảnh quan địa lí | Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực |
a. Các vòng đai nhiệt | - Vòng đai nóng - Vòng đai ôn hòa - Vòng đai lạnh - Vòng đai băng giá vĩnh cửu |
b. Các đai khí áp | - Đai áp thấp xích đạo - Đai áp cao cận nhiệt đới - Đai áp thấp ôn đới - Đai áp cao địa cực |
c. Các đới gió chính | - Đới gió Mậu dịch - Đới gió Tây ôn đới - Đới gió Đông cực |
d. Các đới khí hậu | - Đới khí hậu Xích đạo - Đới khí hậu cận Xích đạo - Đới khí hậu nhiệt đới - Đới khí hậu cận nhiệt - Đới khí hậu ôn đới - Đới khí hậu cận cực - Đới khí hậu cực |
e. Các kiểu thảm thực vật | - Rừng nhiệt đới, xích đạo - Xavan, cây bụi - Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao - Hoang mạc, bán hoang mạc - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Rừng cận nhiệt ẩm - Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới - Rừng lá kim - Đài nguyên - Hoang mạc lạnh |
f. Các nhóm đất chính | - Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới - Đất đỏ, nâu đỏ xavan - Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc - Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm - Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng - Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao - Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới - Đất pốt dôn - Đất đài nguyên - Băng tuyết |
Đọc thông tin và quan sát các hình 6, em hãy mô tả kiến trúc của Kinh thành Huế.
Tham khảo:
- Kinh thành Huế được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm và sau gần 30 năm thì hoàn thành.
- Với chu vi khoảng 9 km, Kinh thành Huế có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành). Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội.
Kinh Thành huế gần như là hình vuông, với cấu trúc gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành
Hoàn thành bảng thông tin về phạm vi của các bộ phận vùng biển Việt Nam theo gợi ý dưới đây vào vở:
Tham khảo
Các bộ phận vùng biển Việt Nam | Phạm vi |
Nội thủy | Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. |
Lãnh hải | - Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. - Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | - Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. |
Vùng quyền kinh tế | - Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. |
Thềm lục địa | - Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. |
Quan sát mô hình cơ quan hô hấp dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các bộ phận a, b, c ở mô hình tương ứng với bộ phận nào của cơ quan hô hấp.
2. Nêu sự thay đổi của hai quả bóng khi thổi vào đầu ống hút. Hoạt động này giống với hoạt động hít vào hay thở ra?
3. Dùng tay giữ chặt ống hút và thổi. Em thấy hai quả bóng có thay đổi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế quản.
1.
- Bộ phận a của mô hình là khí quản.
- Bộ phận b của mô hình là phế quản.
- Bộ phận c của mô hình là phổi.
2.
- Hai quả bóng sẽ phình ra, to lên khi thổi vào hai đầu ống hút.
- Hoạt động này giống với hoạt động thở ra.
3.
- Khi dùng tay giữ chặt ống hút và thổi, em thấy hai quả bóng không thay đổi so với ban đầu.
- Nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế quản thì đường hô hấp sẽ bị tắc có thể dẫn đến tử vong.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự.
Tham khảo:
- Sông Hương:
+ Sông Hương chảy qua thành phố Huế.
+ Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng.
+ Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.
- Núi Ngự:
+ Núi Ngư (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam.
+ Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành luỹ tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế.
+ Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.
Quan sát trên mẫu mổ kết hợp với hình 47.2, hãy xác định vị trí, thành phần của các hệ cơ quan và ghi vào các bảng dưới đây:
Bảng. Thành phần của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan | Các thành phần |
---|---|
Tuần hoàn | Tim 4 ngăn, các mạnh máu |
Hô hấp | Khí quản, phế quản, phổi, cơ hoành |
Tiêu hóa | Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, ruột tịt, gan, túi mật, tụy, hậu môn, lá lách |
Bài tiết | Thận |
Sinh sản | Hệ sinh dục cái, hệ sinh dục đực |