Em hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về các nước láng giềng của Việt Nam.
Hoàn thành bảng thông tin về phạm vi của các bộ phận vùng biển Việt Nam theo gợi ý dưới đây vào vở:
Tham khảo
Các bộ phận vùng biển Việt Nam | Phạm vi |
Nội thủy | Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. |
Lãnh hải | - Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. - Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | - Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. |
Vùng quyền kinh tế | - Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. |
Thềm lục địa | - Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. |
Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây vào vở:
Tham khảo
Khu vực | Phạm vi | Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. | - Địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam. - Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh đồng thung lũng,... |
Đông Bắc | Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc. | - Chủ yếu là đồi núi thấp. - Có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. - Có địa hình cac-xtơ. |
Trường Sơn Bắc | Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. | - Là vùng núi thấp. - Hướng tây bắc - đông nam. - Gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây. |
Trường Sơn Nam | Phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ. | - Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng. |
Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đặc điểm chung về tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo gợi ý dưới đây vào vở:
Lập và hoàn thành bảng tổng kết (theo gợi ý dưới đây) về quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
Tham khảo
Thời gian | Biểu hiện/ bằng chứng | Ý nghĩa |
Thời tiền sử | - Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... | - Khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. - Là cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. |
Thế kỉ VII đến thế kỉ X | - Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn. - Hoạt động ngoại thương của vương quốc Chămpa và Phù Nam | |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV | - Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp - Nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt gắn liền với Biển (ví dụ: 3 trận chiến tại cửa biển Bạch Đằng,…) - Hoạt động ngoại thương diễn ra sôi nổi tại các hải cảng, như: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều, Đại Chiêm, Tân Châu… | |
Thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX | - Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển. - Chính quyền chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn có nhiều hoạt động khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. | |
Cuối XIX đến nay | - Các hoạt động khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền tiếp tục được tiến hành. |
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tóm tắt các biểu hiện của quy luật địa đới qua thành phần và cảnh quan địa lí, sau đó hoàn thành bảng thông tin theo bảng gợi ý dưới đây:
Các thành phần và cảnh quan địa lí | Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực |
a. Các vòng đai nhiệt | - Vòng đai nóng - Vòng đai ôn hòa - Vòng đai lạnh - Vòng đai băng giá vĩnh cửu |
b. Các đai khí áp | - Đai áp thấp xích đạo - Đai áp cao cận nhiệt đới - Đai áp thấp ôn đới - Đai áp cao địa cực |
c. Các đới gió chính | - Đới gió Mậu dịch - Đới gió Tây ôn đới - Đới gió Đông cực |
d. Các đới khí hậu | - Đới khí hậu Xích đạo - Đới khí hậu cận Xích đạo - Đới khí hậu nhiệt đới - Đới khí hậu cận nhiệt - Đới khí hậu ôn đới - Đới khí hậu cận cực - Đới khí hậu cực |
e. Các kiểu thảm thực vật | - Rừng nhiệt đới, xích đạo - Xavan, cây bụi - Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao - Hoang mạc, bán hoang mạc - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Rừng cận nhiệt ẩm - Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới - Rừng lá kim - Đài nguyên - Hoang mạc lạnh |
f. Các nhóm đất chính | - Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới - Đất đỏ, nâu đỏ xavan - Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc - Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm - Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng - Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao - Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới - Đất pốt dôn - Đất đài nguyên - Băng tuyết |
Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Tham khảo
Lĩnh vực | Tác động |
Chính trị | - Quyền lực nằm trong tay người Pháp. - Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. |
Kinh tế | - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. - Tài nguyên vơi cạn. - Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. - Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. |
Văn hoá, giáo dục | - Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam - Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn. |
Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý dưới đây vào vở:
Nội dung | Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ | Cách mạng tư sản Pháp |
Mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc; - Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Giành độc lập dân tộc; - Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc. - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Hình thành thị trường dân tộc thống nhất; - Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. - Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; - Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. |
Giai cấp lãnh đạo | Giai cấp tư sản và quý tộc mới | Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô | Giai cấp tư sản |
Động lực | Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…) | ||
Kết quả | - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản. |
Ý nghĩa | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. |
Hoàn thành bảng thống kê các nhà cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây vào vở:
Họ tên | Thành phần xã hội | Nội dung đề nghị cải cách |
Nguyễn Trường Tộ | Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo) | Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. |
Trần Đình Túc; Nguyễn Huy Tế; Đinh Văn Điền | Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ. | Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng. |
Phạm Phú Thứ | Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn | Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài. |
Nguyễn Lộ Trạch | Sĩ phu yêu nước, tiến bộ | Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. |
Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây vào vở:
Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858 - 1884).
Tham khảo
Giai đoạn | Quá trình xâm lược của thực dân Pháp | Thái độ và đối sách của triều đình Huế | Thái độ và hành động của nhân dân | Kết quả, ý nghĩa |
1858 đến 1873 | - Tháng 9/1858, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) | - Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp. | - Phối hợp cùng quân triều đình để chống Pháp. | - Bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. |
- Tháng 2/1859, tấn công thành Gia Định. | - Chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã. | - Tự động nổi lên đánh giặc. | - Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp thất bại. | |
- Đầu năm 1860, rút bớt lực lượng ở Gia Định để san sẻ cho các chiến trường khác | - “Thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa. | - Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi | - Triều đình bỏ lỡ thời cơ đánh đuổi quân Pháp. | |
- Đầu năm 1861, tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng đánh chiếm Gia Định. | - Kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. | - Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi | - Pháp làm chủ được Gia Định. | |
- Đầu năm 1862, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long | - Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. - Yêu cầu nhân dân bãi binh. | - Kiên quyết chống Pháp bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. | - Pháp chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn | |
- Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. | - Nuôi hi vọng giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường thương thuyết. | - Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. | - Pháp chiếm được 3 tỉnh Tây Nam Kì; củng cố bộ máy cai trị và chuẩn bị cho các bước xâm lược tiếp theo. | |
1873 đến 1884 | - Cuối năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất | - Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại. - Kí hiệp ước Giáp Tuất | - Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,… | - Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. - Pháp có điều kiện gây dựng cơ sở để tiếp tục xâm lược. |
- Năm 1882, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai. | - Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại. - Cầu viện nhà Thanh. | - Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,… | - Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc kì gây cho Pháp nhiều tổn thất. | |
- Năm 1883, tấn công cửa biển Thuận An | - Kí Hiệp ước Hác-măng (1883) sau đó tiếp tục kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) | - Tiếp tục nổi dậy chống Pháp ở khắp nơi. | - Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. |