Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:24

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:16

Tham khảo

gồm hệ thống các công trình kiến trúc liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thuỷ và các huyện Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:08

Tham khảo
Bốn đảo lớn của Nhật Bản: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Vị trí địa lí của Nhật Bản:

+ Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích khoảng 378 nghìn km2, nằm phía đông châu Á, kéo dài từ 20°25’B - 45°33’B và từ 123°Đ - 154°Đ. Bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài theo vòng cung dài khoảng 3800 km.

+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần Liên bang Nga và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới.

+ Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên có động đất, sóng thần, núi lửa.

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:

+ Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.

+ Thường xuyên gặp thiên tai nên gây những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:13

Tham khảo

- Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km2 (gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền).

- Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở giữa Biển Đông. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:15

Tham khảo!!!

- Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam Việt Nam thường được chia thành:

+ Hệ thống đảo tiền tiêu. Ví dụ: Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...

+ Các đảo lớn. Ví dụ: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...

+ Các đảo ven bờ. Ví dụ: các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...

+ Hai quần đảo xa bờ là: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng từ 15°45'B đến 17°15'B và từ 111°Đ đến 113°Đ, trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.

- Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lí về phía đông nam, nằm trong khoảng từ 6°50'B đến 12°0'B và từ 111°30'Đ đến 117°20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:49

tham khảo

- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.

 

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...

* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.

- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.

Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 9:49

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

 Các huyện đảo của Việt Nam: 

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);

- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);

- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Phú Quý (Bình Thuận);

- Phú Quốc (Kiên Giang);

- Trường Sa (Khánh Hòa);

- Vân Đồn (Quảng Ninh).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

Tham khảo:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 18:26

Tham khảo!

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.

- Đặc điểm chính của sông ngòi:

+ Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các sông lớn của vùng là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu,… có nguồn nước dồi dào.

+ Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:25

Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam của tổ quốc, tiếp giáp với Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Vùng Nam Bộ tiếp giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 19:45

Tham khảo

Xác định các điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền của nước ta.

- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ

- Điểm cực Nam tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
 

Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta:

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Phần lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài từ vĩ độ 8°34’B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 102°09’Đ đến kinh độ 109°24’Đ.

+ Vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50’B từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.

- Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.

Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 19:45

tham khảo

♦ Yêu cầu số 1: Xác định các điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền của nước ta.

- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ

- Điểm cực Nam tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ

♦ Yêu cầu số 2: Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta:

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Phần lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài từ vĩ độ 8°34’B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 102°09’Đ đến kinh độ 109°24’Đ.

+ Vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50’B từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.

- Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.