Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 9 2017 lúc 8:15

Em sẽ yêu thương, giúp đỡ mọi người,.....

P G
Xem chi tiết
Haru
27 tháng 4 2021 lúc 18:39

Mỗi học sinh phải có ý thức học tập và rèn luyện để là một công dân xứng đáng giúp đất nước luôn trở nên vững bền, giàu mạnh.

Khách vãng lai đã xóa
Duyên Vũ
27 tháng 4 2021 lúc 18:41

Để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới em sẽ học tập thật tốt có kiến thức vững chãi nâng cao nhận thức tránh làm điều sai trái.

Khách vãng lai đã xóa
khuatduybach239
27 tháng 4 2021 lúc 18:42

em có thể :

giúp cho mọi người hiểu ra vấn đề nếu có chiến tranh thì trẻ em ko thể đi hok, mọi thứ sẽ bị hủy diệt, mọi người sẽ ko đoàn kết lúc nào cũng luôn có 1 nỗi niềm căm ghét, hằn thù lẫn nhau

mk bt thế hoy, ko bt đúng ko nữa nha bựn

k nha

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
10 tháng 8 2023 lúc 20:32

Tham khảo
loading...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 17:21

Trong những ngày vừa qua, khu vực miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử. Cuộc sống của người dân trở nên khó khăn. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Lớp học của em cũng đóng góp một phần vào đó.

Khi cơn lũ qua đi, nhiều tài sản của người dân bị hủy hoại. Đặc biệt là những bạn học sinh không còn có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Riêng trường em cũng đã phát động phong trào ủng hộ các bạn học sinh ở miền Trung. Mỗi học sinh có thể ủng hộ sách vở, quần áo hoặc đồ dùng học tập. Sau đó, các lớp sẽ thống kê và sắp xếp để nộp lại cho nhà trường.

Sau khi nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Bản thân em cũng vậy. Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung.

Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Tất cả các thành viên khác trong lớp cũng đều đóng góp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Chúng em đều cảm thấy rất hạnh phúc.

 

Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.

Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách. Sau khi hoạt động từ thiện kết thúc, lớp em đã được tuyên dương trước toàn trường. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, và vui vẻ khi làm được một việc tốt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 23:01

2. 

Kế hoạch giáo dục truyền thống “Thi đua học tốt”

- Mục tiêu: Học sinh tự hào về truyền thống học tập của các thế hệ đi trước và tích cực, chủ động học tập.

- Nội dung giáo dục:

+ Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống học tập của các thế hệ học sinh.

+ Những biểu hiện của truyền thống “Thi đua học tốt”: Giá trị của truyền thống “Thi đua học tốt” đối với sự phát triển của nhà trường.

+ Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống “Thi đua học tốt”.

- Hình thức tổ chức: Thăm phòng truyền thống, thuyết trình, phóng sự về những tấm gương học sinh tiêu biểu.

- Phân công nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Tìm kiếm tài liệu về lịch sử trường và những thành tích học tập nổi bật của các thế hệ học sinh.

+ Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh thể hiện sự thi đua học tập, tích cực học tập của học sinh trong các thời kì.

+ Nhóm 3: Trao đổi và đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc học sinh nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống:

Thời gian: Giờ sinh hoạt lớp tuần tiếp theo.

Địa điểm: Phòng truyền thống, lớp học

Kết quả dự kiến: Học sinh tăng thêm sự tự hào về nhà trường và có động lực phấn đấu học tốt, thể hiện ở việc học tập chủ động và tích cực.

Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 23:02

3. 

- Tham gia hoạt động tích cực cùng lớp.

- Cảm xúc sau khi tham gia: vui vẻ, tích cực, học hỏi thêm được nhiều điều từ hoạt động trên,…

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
9 tháng 2 2017 lúc 4:09

Đáp án: D

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
15 tháng 8 2023 lúc 16:58

Tham Khảo:

      Tên hoạt động: Ngày cuối tuần hữu ích

Mục đích hoạt động: Cùng cộng đồng khu dân cư tham gia hướng dẫn du khách đến tham quan cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Thời gian tham gia: Các ngày thứ Bảy của tuần thứ hai và tuần thứ tư hằng tháng.

Người tham gia: Học sinh tổ 4, lớp 11C, trường THPT A.

Điều kiện tham gia: Có hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên nơi mình hướng dẫn; sắp xếp được thời gian cá nhân.

Nội dung hoạt động:

- Giới thiệu với du khách về cảnh quan thiên nhiên.

- Cung cấp thông tin chung cho du khách vẽ địa điểm tham quan (ví dụ: nơi nào nên đi trước, đi sau; cần lưu ý gì ở mỗi địa điểm,... ).

- Hướng dẫn du khách giữ gìn vệ sinh chung (ví dụ: chỉ đường tới nhà vệ sinh công cộng; nơi đặt thùng rác, vòi nước công cộng... ).

- Cung cấp hỗ trợ khác mà du khách có thể cần.

5. 

- Những việc thực hiện tốt

- Những người em đã kêu gọi tham gia

- Những hạn chế của kế hoạch và khó khăn khi thực hiện kế hoạch

- Cảm nhận của em sau khi tham gia thực hiện hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi được mọi người cùng tham gia

- ...

Trần Mai
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Khánh Như
Xem chi tiết
An Binh
18 tháng 3 2023 lúc 21:22

Tôi đã được nghe một câu chuyện về một chiến sĩ mang tên Văn Ngọc Bé đã hi sinh, sự hi sinh cao cả của anh để đổi lại hòa bình cho chúng ta ngày nay.

Đó là một lần có dấu diệu địch tấn công doanh trại của quân ta. Nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng không có động tĩnh gì Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu… Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng phải lập tức rút quân. Tuy nhiên, khi đó ý kiến đồng chí Văn Ngọc Bé làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhóilòng: "Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tui các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tui, nếu bọn chúng vào, tui sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!.

Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng, khi đang chần chừ thì nghe tin địchđã quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí Bé…. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử.Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lộiđi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, "Rọ gáo" bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…".

Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. . Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên taycùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù. Liệt sỹ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, Nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.

 
hải đăng 198
29 tháng 5 2023 lúc 20:48

ko biết

kocótên.ok!
19 tháng 8 2023 lúc 18:06
Mình có 3 mẫu tả Chiến dịch Điện Biên Phủ Tóm tắt văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Mẫu 1

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Diễn biến của chiến dịch được chia làm ba giai đoạn. Đợi 1, từ ngày 13 đến 17 tháng 3 năm 1954, quân ta đã tiêu diệt hai cứ điểm là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc. Đợt 2, từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1954, quân ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. Đợi 3, từ ngày 1 đến 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng công kích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Tập đoàn cứ điểm “mạnh nhất Đông Dương” - “pháo đài bất khả xâm phạm” của thực dân Pháp đã bị đánh bại.

Tóm tắt văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Mẫu 2

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta. Sau năm mươi sáu ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ. Diễn biến của chiến dịch gồm có ba đợt tấn công. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), hai cứ điểm phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập bị tiêu diệt, từ đó cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc được mở ra để quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), một đợt tấn công căng thẳng khi ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta, còn quân địch thì rơi vào mất cảnh giác. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ đã thắng lợi hoàn toàn.

Tóm tắt văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Mẫu 3

Toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Diễn biến được chia làm ba đợt tiến công. Từ ngày 13 đến 17 tháng 3 năm 1954, ta tiêu diệt hai cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta chiếm xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1954, ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại súng của ta. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. Đợi 3 từ ngày 1 đến 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng công kích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm “mạnh nhất Đông Dương” - “pháo đài bất khả xâm phạm” của thực dân Pháp.

Trần Mai
Xem chi tiết