Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 9 2023 lúc 11:22

Tham khảo!

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp:

Biện pháp

Cơ sở khoa học

Ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí.

Giúp thuận lợi cho quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học được hiệu quả.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh cho các cơ quan tiêu quá phải làm việc quá sức.

Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện an toàn thực phẩm.

Tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.

Uống đủ nước; tập thể dục thể thao phù hợp.

Giúp cho cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 11 2023 lúc 19:49

Một số di sản văn hóa ở Hà Nội: Gò Đống Đa. Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cột cờ Hà Nội. Chùa Một Cột

Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa: Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích. Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm. Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:33

Tham khảo:

- Sông Hồng mang lại nhiều giá trị cho phát triển kinh tế và đời sống dân cư như: cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; giao thông đường thuỷ, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản; phát triển du lịch,...

- Để giữ gìn và phát huy được giá trị của sông Hồng, nhiều biện pháp đã và đang được thực hiện như: tuyên truyền người dân không xả rác xuống sông, xử lí nghiêm hoạt động khai thác cát sỏi trái phép, quy hoạch không gian cảnh quan hai bờ sông, tổ chức các tuyến du dịch trên sông để du khách biết đến và trân trọng vẻ đẹp, giá trị của sông Hồng,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:42

Tham khảo!

Một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Xây dựng các công trình thủy lợi.

+ Di chuyển người dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai.

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

+ Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 2:03

Tham khảo

- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

 

+ Năm 2021 EU đóng góp khoảng 17,8% GDP thế giới.

+ Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có 3 nước thuộc EU.

- EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:

+ EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.

+ EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định có thành phần thương mại với nhiều nước. Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um… Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản...

+ EU là trung tâm tài chính lớn của thế giới, các hoạt động thương mại, tài chính có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thế giới.

- EU là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới:

+ Các nước EU xây dựng EU thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới. Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực.

+ Những năm gần đây tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.

Lê Đình Tùng Lâm
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
9 tháng 12 2021 lúc 12:38

Tham khảo:

Biện pháp phòng bệnh:

- Ăn chín uống sôi.

- Rửa tay thường xuyên,nhất là khi rửa ray trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Luôn luôn đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà.

- Không dùng chung đồ với người khác....

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có biện pháp phòng chống riêng. Một số biện pháp chung phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

+ Tập thể dục nâng cao sức khỏe

+ Giữ vệ sinh thân thể

+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh

+ Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng: nếu bệnh lây qua đường tiếp xúc thì phòng tránh lây lan bằng cách không sử dụng chung các đồ dùng các nhân và tránh tiếp xúc với người bệnh; nếu bệnh lây qua đường hô hấp thì cần đeo khẩu trang;...

+ Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:27

Tham khảo
1.

Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản

- Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị;

- Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.

- Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản.
2.

Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta

- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.

- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác khoáng sản; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời; Năng lượng gió,…)

Minh Lệ
Xem chi tiết

Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay:

- Về tổ chức sản xuất: Nhiều nước đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại.

- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng (các kĩ thuật lai giống, biến đổi gen).

=> Thực phẩm biến đổi gen cần kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.

- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng, một số quốc gia đề cao phát triển “nông nghiệp xanh”.

- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Dân số thế giới tăng lên theo thời gian: Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.

- Dân số giữa các châu lục, các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

+ Dân số châu Á luôn đông nhất (năm 2020, chiếm 59,5% dân số thế giới), dân số châu Âu thấp nhất (năm 2002, chỉ chiếm 9,6% dân số thế giới).

+ Năm 2020, có 14 nước đông dân nhất với số dân mỗi nước trên 100 triệu người (chiếm 63,59% dân số thế giới), 33 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dân mỗi nước dưới 0,1 triệu người (chỉ chiếm 0, 017% dân số thế giới).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới (chiếm 36,17% dân số thế giới).