Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 11:55

1. Biểu đồ thể hiện số dân Việt Nam qua các năm từ năm 1979 đến năm 2019.
2. Trục dọc: số dân (triệu người); trục ngang: thời gian (năm).
3. Độ cao các cột tăng dần từ năm 1979 đến năm 2019. Điều đó chứng tỏ dân số Việt Nam tăng qua các năm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:43

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.

- Chợ nổi:

+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.

+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.

+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...

Vận tải đường sông:

+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.

+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.

- Trang phục:

+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn

+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.

* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:

- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.

- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.

- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:42

Tham khảo:

- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.

Trang Ngo
Xem chi tiết
Đặng khánh linh
Xem chi tiết
Công chúa tuyết
26 tháng 3 2018 lúc 18:09

 Vùng núi Đông Bắc:

+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung  của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình.

+ Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m.

- Vùng núi Tây Bắc

+  Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam.

            + Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt -  Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m).

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.

datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 22:44

- Các dân tộc thiểu số có trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng.

- Các dân tộc thiểu số có dưới 5000 người là: Lô Lô; Mảng; Cờ Lao; Bố y; Cống; Ngái; Si La; Pu Péo; Ra Măm; Brâu; Ơ Đu.

13_Trần Minh Huyền
Xem chi tiết
Thúy Ngọc
26 tháng 1 2022 lúc 12:57

a) 

* Về dân số

- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.

- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).

* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.

+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

lạc lạc
26 tháng 1 2022 lúc 20:55

tk

a)

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

lạc lạc
26 tháng 1 2022 lúc 20:55

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

THAM KHẢO

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 2:59

• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung là: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Ba,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi
- Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông ngòi.
- Do địa hình hẹp ngang nên sông thường ngắn, dốc. 
- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, nước sông lên nhanh nhưng cũng rút nhanh.

datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 23:49

Nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự đa dạng về văn hóa và lịch sử của các dân tộc. Dưới đây là những nét chính về nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
1. Nghệ thuật truyền thống: Nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các hoạt động biểu diễn, như múa rối nước, múa sạp, cồng chiêng, hoát xoan, hát xẩm, hát chầu văn, hát cải lương, v.v. Những hoạt động này thường được tổ chức trong các lễ hội, đám cưới, tang lễ và các dịp đặc biệt khác.
2. Nghệ thuật thủ công: Nghệ thuật thủ công của các dân tộc Việt Nam rất đa dạng, bao gồm thêu, dệt, đan, khắc, chạm, vẽ, v.v. Những sản phẩm thủ công này thường được làm từ các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, đá, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
3. Nghệ thuật kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các công trình kiến trúc đặc trưng của từng dân tộc, như nhà rông của người Tây Nguyên, nhà sàn của người Mường, nhà đình của người Kinh, v.v. Những công trình này thường được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, nứa, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
4. Nghệ thuật điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc trên gỗ, đá, đồng, v.v. Những tác phẩm này thường có tính chất tôn giáo, phản ánh các giá trị văn hóa và lịch sử của từng dân tộc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 12:43

- Nhận xét về số dân châu Phi:

+ Số dân đông: năm 2019, châu Phi có 1308,1 triệu người, chiếm 17,0% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao: giai đoạn 1960 – 2019, dân số châu Phi tăng 4,6 lần (trong khi dân số thế giới tăng 2,6 lần).

=> Từ chỗ chiếm 10,2% dân số thế giới (năm 1960) đã tăng lên 17% (năm 2019).

- Nhận xét về bùng nổ dân số ở châu Phi:

+ Phần lớn các quốc gia châu Phi có sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn và tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm vượt 2,1%.

+ Nhiều quốc gia khu vực Trung Phi, Đông Phi và Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao (2,7 - 3,0%).