Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:41

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số núi ở vùng Nam Bộ là: núi Chứa Chan; núi Bà Rá; núi Bà Đen.
- Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều bị ngập nước vào mùa lũ
 • Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình
- Khu vực Đông Nam Bộ:
+ Có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ.
+ Ở Đông Nam Bộ, đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số núi như: núi Bà Đen, núi Chứa Chan,...
- Khu vực Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long):
+ Có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:51

Một số kiểu rừng là rừng khộp; rừng lá kim; rừng rậm nhiệt đới.

Đặc điểm rừng:

- Là nơi có nhiều rừng nhất nước ta

- Có nhiều kiểu rừng, nhưng nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới

- Diện tích rừng hiện nay đã giảm

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

♦ Đặc điểm:

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:

+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;

+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;

+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;

+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.

♦ Phân bố:

- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

♦ Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.

- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
- Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): lạnh, khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế.
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, chủ yếu có hướng tây nam.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tham khảo

* Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

* Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

* Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tham khảo:

♦ Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

♦ Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

♦ Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

 

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:33

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.

+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.

+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.

- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giá trị sử dụng:

Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.

Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:50

Tham khảo

Tài nguyên sinh vật:

+ Sinh vật biển của nước ta rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

+ Việt Nam còn có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới; đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.

- Tài nguyên khoáng sản

+ Nước ta có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng khá lớn ở thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía nam.

+ Ven biển Việt Nam còn có ti-tan, cát,.. là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu, công nghiệp và xây dựng.

+ Vùng biển nước ta có nguồn muối dồi dào, đặc biệt là vùng ven biển Nam Trung bộ.

- Tài nguyên du lịch: từ bắc vào nam, dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi biển đẹp; các vũng, vịnh, đầm, phá; các đảo gần bờ, cùng với hệ sinh thái ven biển đều là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.

- Tài nguyên năng lượng biển: Vùng biển nước ta còn có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng, gió,... đặc biệt là năng lượng từ băng cháy.

=> Nguồn tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta rất phong phú, đã và đang được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cần có những giải pháp hợp lí để khai thác hiệu quả các tài nguyên của vùng biển đảo mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:34

THAM KHẢO

- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:

+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.

+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.

+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.

+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.

+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.

- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.

Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:33

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:

+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.

+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.

+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.

+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.

+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.

- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 10:48

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Tây Nguyên là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:46

Một số dòng sông là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…

Đặc điểm sông ngòi: chảy qua các vùng có độ cao khác nhau

=>sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo

- Địa hình:

+ Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

+ Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

+ Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.

+ Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.

+ Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,...

Hải văn

+ Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.

+ Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

+ Trên vùng biển có các dòng biển hoạt động theo mùa: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có những dòng biển riêng.

Sinh vật

+ Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

+ Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...

Khoáng sản

+ Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt.

+ Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như: ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.