Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Pons
24 tháng 7 2023 lúc 16:26

Một hình ảnh minh hoạ sẽ kích thích được chúng ta , với hình ảnh minh hoạ sẽ giúp mọi thứ thêm sinh động , thú vị hơn

$\bullet$ Giả sử : Dạy toán bài vuông góc thì thêm những hình ảnh thực tế trong cuộc sống sẽ giúp các bạn học sinh thích thú hơn

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:04

Cuốn sách: “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi

a. Cuốn sách đề cập đến thiên nhiên và con người phương Nam

b. Bố cục và nội dung chính:

- Cuốn sách gồm 20 chương

+ Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ

+ Chương 2: Trong tửu quán

+ Chương 3: Ông lão bán rắn

+ Chương 4: Đêm kinh khủng

+ Chương 5: Ôn lại ngày cũ

+ Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc

+ Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi

+ Chương 8: Đi câu rắn

+ Chương 9: Đi lấy mật

+ Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng

+ Chương 11: Rừng cháy

+ Chương 12: Chạm trán với hổ

+ Chương 13: Cái chết của Võ Tòng

+ Chương 14: Mũi tên thù

+ Chương 15: Phường săn cá sấu

+ Chương 16: Qua Sóc Miên

+ Chương 17: Sân chim

+ Chương 18: Rừng đước Cà Mau

+ Chương 19: Du kích trong rừng

+ Chương 20: Lên đường chiến đấu

c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật được thể hiện trong cuốn sách

- Nhân vật: bé An

- Sự kiện: Cậu bé An lạc mất ba mẹ trong một lần cậu mải chơi và bị giặc đánh đến. 

- Bối cảnh: Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta

d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách? 

- Những chi tiết quan trọng trong cuốn Đất rừng phương nam là hình ảnh người dân phương Nam phải đối mặt với bọn xâm lược bạo tàn, bè lũ tay sai hung ác. Từ đó thấy được tình hình của đất nước ta lúc bấy giờ.

- Những đoạn văn, câu văn có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách là:

“Cuộc sống của con người phải đâu chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê! Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy hoạt động, đi đây đi đó chứ. Lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già”

+ “Má nuôi tôi đưa tay lau một giọt nước mắt còn đọng trên má tôi. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy giọt lệ mình long lanh trong suốt, lăn rơi trong bàn tay nhăn nheo của một bà lão nghèo đã cúi đầu gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi bất hạnh gần suốt cả đời người. Có phải giọt nước mắt nào cũng là biểu hiện của ủy mị và hèn yếu đâu.”

+ “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.”

e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là:

- Chủ đề: Bức tranh sống động về vùng đất miền Tây Nam bộ hoang sơ, hùng vĩ và tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả.

- Ý nghĩa: Trân trọng những giá trị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Đất rừng phương Nam.

Phạm Đức Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
8 tháng 5 2022 lúc 11:33

rối quá

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:53

1. Đặt vấn đề

     Đăm Săn là một người anh hùng, là nhân vật chính trong trường ca sử thi Bài ca chàng Đăm Săn (phiên âm tiếng Ê-đê: Klei khan Y Đam-Săn) của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bộ sử thi Đăm Săn dài 2077 câu kể về những chiến công oanh liệt, khát vọng tự do của Đăm Săn – người tù trưởng trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh, đọ sức quyết liệt, dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu hệ đang còn mạnh, nhưng đã bắt đầu lung lay (tiêu biểu là các nhân vật nữ Hơ Bhị, Hơ Nhị) và một bên là thế lực người đàn ông, tuy có vẻ lẻ loi nhưng tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy mạnh mẽ (tiêu biểu là nhân vật anh hùng Đăm Săn). Đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời thuộc bộ sử thi Đăm Săn đã miêu tả được một số nét đẹp truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của người dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

a) Đôi nét về người dân tộc Ê-đê

     Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tộc người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Thuở mới hình thành, cộng đồng cư dân này sinh sống ở miền Trung, sau đó di cư đến Tây Nguyên từ những năm thuộc thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Dù có sự thay đổi địa điểm cư trú qua nhiều thời gian nhưng đồng bào người Ê đê vẫn lưu giữ được những nét văn hoá lâu đời có từ hàng nghìn năm.

b) Trang phục của người Ê đê

     Ngoài những yếu tố về ẩm thực, những phong tục tập quán truyền thống và lối sống sinh hoạt hằng ngày thì trang phục cũng là điều làm nên nét độc đáo và khác biệt cho văn hóa Ê Đê. Nếu như người Kinh tạo được sự ấn tượng tốt đẹp và làm nên sự khác biệt độc đáo nhất qua những bộ áo dài truyền thống; hay người dân tộc Thái với những bộ trang phục tuy đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp thì người dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục mới lạ mang nét riêng biệt. Trang phục của đồng bào Ê Đê có phong cách thẩm mỹ tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê Đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quấn váy (Ieng), còn nam giới thì đóng khố (Kpin). Ngoài ra, họ còn yêu thích những đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Ê Đê là một dân tộc tiêu biểu của Việt Nam với những nét văn hóa truyền thống độc đáo và khác biệt. Bên cạnh đó, đồng bào Ê Đê còn là một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt với hình ảnh nhà dài và cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc.

c) Nhà dài và cồng chiêng của người Ê-đê

     Nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thể chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người ta Ê-đê qua năm tháng. Nhà dài của đồng bào Ê đê là một công trình văn hóa độc đáo, đó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

     Nhà dài của người Ê đê có hình con thuyền dài làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sàn, vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông; bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Nhà của người Ê-đê thuộc loại hình nhà dài, sàn thấp, độ dài của ngôi nhà thường là 15 – 100 m tùy theo số lượng thành viên gia đình, đó là nơi cư trú của đại gia đình cho hàng chục người và thể hiện danh tiếng địa vị của gia đình đó trong cộng đồng. Đây chính là nét đặc trưng riêng về lối kiến trúc nhà ở mà chỉ người Ê đê mới có. Đặc biệt là nhà dài của người Ê đê bao giờ cũng có hai cầu thang đực và cái. Thang đực để dành cho những thành viên nam trong gia đình, thang cái dành cho những thành viên nữ và khách. Bậc cầu thang từ đất liền đến sàn nhà luôn mang số lẻ vì người Ê đê tin rằng số chẵn là số của ma quỷ, số lẻ mới là số của con người.

     Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của các thế hệ người Ê đê. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của cá nhân, gia đình, dòng họ và buôn làng. Cồng Chiêng là những tài sản quý giá của ông bà tổ tiên để lại, có những bộ cồng chiêng quý phải đổi vài chục con trâu, mấy con voi mới có được. Bởi vậy Chiêng là tài sản quý hiếm được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân tộc Ê đê. Họ tin rằng mỗi khi vang lên âm thanh của Cồng Chiêng có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng trống và đến khi lớn lên dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Cồng chiêng không được sử dụng một cách bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và buôn làng cho những dịp tiếp khách quý.

d) Một số nét văn hóa của dân tộc Ê-đê.

     Cuộc sống của người Ê đê theo lối mẫu hệ, con cái đều phải mang họ mẹ và người đàn ông lấy vợ phải theo nhà vợ. Con gái mới được hưởng thừa kế tài sản còn con trai thì ngược lại, người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng ông bà và có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già. Với dân tộc Ê-đê thì người phụ nữ sẽ nắm quyền trong nhà, làm chủ nhà và có quyền tự quyết trong công việc; còn những người đàn ông chỉ là phụ trợ cho công việc của phụ nữ và thường sẽ làm những công việc mà cần sức khỏe nhiều hơn.

     Người Ê đê chủ yếu sống vào nghề nông nghiệp theo hướng “tự cung tự cấp”, hoạt động theo xu hướng nguyên thủy. Họ chủ yếu là làm nương, làm rẫy và tiến hành săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải… Ngoài ra, người Ê đê vẫn có mô hình sản xuất theo hình thức luân canh; tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang nhằm phục hồi sự màu mỡ. Người Ê đê cũng đan xen thêm việc trồng các cây công nghiệp như: cây cao su, café, điều, hồ tiêu… và chế biến nông sản. Còn về chăn nuôi, họ thường nuôi các con trâu, bò, dê, lợn, voi… Ngoài ra, đồng bào người Ê đê cũng làm thêm nghề đan lát, làm gốm, đồ trang sức, gỗ để phục vụ cho nghi lễ tâm linh, những thứ cần thiết cho việc tổ chức các lễ hội,…

     Người Ê đê có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú cũng như nhiều dân tộc sinh sống trên dải đất Trường Sơn Tây Nguyên. Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước hay thần nước. Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê đê, mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê. Ngoài ra đồng bào Ê đê cũng có một số lễ hội truyền thống khác như Lễ cúng trưởng thành, Lễ cúng cơm đều là những lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.

3. Kết luận

     Nét văn hóa của dân tộc Ê-đê từ trang phục, nhà ở đến những văn hóa tâm linh đều mang dấu ấn độc đáo và riêng biệt, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Việc nghiên cứu những nét văn hóa không chỉ của đồng bào Ê-đê mà cả những đồng bào dân tộc thiểu số khác vẫn cần được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn để thấy được sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc ở nước Việt Nam ta.

frt
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
18 tháng 3 2022 lúc 21:54

REFER

Khi xem trước các trang in, em thấy việc ngắt trang tự động không được hợp lí. Trước khi điều chỉnh ngắt trang, em cần thực hiện những chỉnh sửa gì để ngắt trang được hợp lí hơn? Trước khi điều chỉnh ngắt trang, em có thể tăng hoặc giảm cỡ chữ, điều chỉnh độ rộng của các cột,… để ngắt trang được hợp lí hơn.

Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Người iu JK
5 tháng 12 2016 lúc 17:09

hoc24

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
datcoder
11 tháng 3 lúc 20:32

a.

Em có thể tham khảo một số truyện sau:

Truyện 1:

Người thầy cũ

   1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.

   2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

Thầy giáo cười vui vẻ:

- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!

- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."

   3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

                                                              (theo Phong Thu)

Tên truyện: Người thầy cũ

Tên tác giả: Phong Thu

Nhân vật: Dũng, người thầy, bố Dũng

Nội dung: ở một trường học, có một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.

Truyện 2:

Ngôi trường mới

            Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

            Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

            Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Theo NGÔ QUÂN MIỆN

Tên truyện: Ngôi trường mới

Tên tác giả: Ngô Quân Miện

Nhân vật: bạn học sinh

Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.

b. 

Bài tham khảo 1:

Tớ đã từng đọc truyện “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Truyện có 3 nhân vật là Dũng, thầy giáo và bố của Dũng. Truyện kể về một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.

Bài tham khảo 2:

Tớ đã từng đọc truyện “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện. Nhận vật chính trong truyện là một bạn học sinh. Bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 4 2023 lúc 23:33

- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung là:

+ Kể lại truyện ngụ ngôn

+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

 

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

+ Về đích: Ngày hội với sách

- Nội dung: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động khiến em cảm thấy hứng thú nhất vì qua nội dung này, em hiểu được cách để giải thích, thuyết minh quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động một cách đúng nhất.

 
Hoàng Lâm
Xem chi tiết

TL: 

Tham khảo nhé: 

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận

Câu 2:

-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:

+Có khả năng thấu hiểu

+Cảm thông chân thành

+Nhìn nhận sự việc đa chiều

+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện

+Được yêu mến

Câu 3:

-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:

+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách. 

@tuantuthan 

HT

Khách vãng lai đã xóa

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2:

-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:

+Có khả năng thấu hiểu

+Cảm thông chân thành

+Nhìn nhận sự việc đa chiều

+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện

+Được yêu mến

Câu 3:

-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:

+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách.

Câu 4:

     Có thể thấy nền văn học Việt Nam có một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ,trong số đó tác phẩm "Chiếc lược ngà"của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để lại cho tôi nhiều xúc cảm nhất.Có lẽ bản thân là một người khá nội tâm nên khi đọc tác phẩm viết về tình phụ tử-một tình cảm ,thiêng liêng,cao cả nên tôi đã không kìm được lòng mình.Nhất là đoạn bé Thu nhận ông Sáu là cha của mình.Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.

Khách vãng lai đã xóa
Online1000
19 tháng 4 2022 lúc 0:35

1. Nghị luận và khảo sát

2. Tác dụng là qua việc đọc sách SẼ TÌM RA NGAY  học sinh nào có ý thức. Khi chúng ta quan sát , ghi nhận học sinh đọc sách tức là những học sinh có ý thức về việc đang làm ( HỌC) khi có ý thức sẽ học tập có hiệu quả hơn. Chính là tâm lý quan sát!

3. Bùng nổ thông tin hiện nay. Theo ý mình chả có gì bùng nổ cả, tất cả các bài viết công nhận đều có nguồn trích dẫn : "kilde". Nếu kilde không công nhận thì chuyện gì? bài làm không có giá trị ! Chẳng hạn vào google search nhưng chỉ là tham thảo, nguồn chính vẫn là các trang web được kiểm duyệt ! Các giáo viên luôn đồng hành tiếp cận với công nghê phát triển!

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Em chia sẻ với bạn đọc cùng nhóm cảm xúc và niềm hứng thú khi đọc một cuốn sách, trong khi nói có sử dụng một số thuật ngữ. Ví dụ: Tớ mới biết một cuốn sách về khoa học, nói về từ trường rất hay hoặc Tớ rất thích cuốn sách mới có nhiều thể loại văn học dân gian hay!