Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nét của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết.
- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...
a) Đoạn thơ miêu tả ai?Tìm những từ ngữ đặc sắc thể hiện người đó trong đoạn thơ và xác định giọng điệu của 2 đoạn thơ trên.
b) Em hiểu được những gì về người được nói đến trong 2 đoạn thơ?
a, Đoạn thơ miêu tả người liên lạc nhỏ tuổi - Lượm.
Những từ ngữ thể hiện nhân vật: híp mắt, má đỏ
Giọng điệu của 2 đoạn thơ mang vẻ yêu thương, sự quan tâm của tác giả đối với nhân vật
b, Người được nói đến trong 2 đoạn thơ là người mang dáng vẻ nhỏ nhắn, lanh lợi, đáng yêu nhưng cũng có một tinh thần dũng cảm, không sợ gian khó để làm nhiệm vụ.
Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau. Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
tham khảo
từ đồng nghĩa là : Bác, Người, Ông cụ.
Những từ trên đều chỉ Bác Hồ nhưng mỗi từ lại có sắc thái, tình cảm khác nhau: từ "Bác" gợi sắc thái thân mật, từ "Người" gợi sắc thái kính trọng, từ "Ông cụ" lại gợi sắc thái gần gũi, bình dị
các từ đồng nghĩa là Bác, người, ông cụ
Những từ đồng nghĩa chỉ sự giản dị, đẹp tươi của Bác Hồ. Qua đó, tác giả muốn nói lên sự kính trọng, yêu quý của mọi dân với Bác
Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng vê từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ (xem SGK, trang 102).
- Về từ ngữ:
+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…
→ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại
+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô → Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực
+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc → Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực
- Về nhịp điệu:
+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3
+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3 → Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng
- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng
Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.
* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:
- Hùng vĩ, dữ dội, hoang dã:
+ Hiểm trở, núi trùng điệp, độ cao ngất trời: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
+ Linh thiêng, huyền bí, dữ dội, hoang vu: gầm thét, oai linh.
- Thơ mộng, trữ tình: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
* Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1:
- Vượt qua gian khó, nhọc nhằn, nguy hiểm: đối mặt với mưa rừng, sương đêm, thác gầm, cọp đe dọa.
- Bi tráng, coi thường cái chết: dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời.
- Ngang tàng, tinh nghịch, đậm chất lính: cách diễn đạt súng ngửi trời cho thấy sự tếu táo, hồn nhiên.
- Tình cảm, lãng mạn, mơ ước cuộc sống bình yên: người lính nhớ tới hình ảnh cơm lên khói, mùi thơm của nếp xôi.
* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:
- Sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng tạo cảm giác về sự gân guốc, khúc khuỷu, hiểm trở của dãy núi hoặc cảm giác bình yên của hình ảnh ngôi nhà trong mưa (Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi). Cách sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng cũng giống cách sử dụng những gam màu trong hội họa: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng gam màu lạnh làm dịu cả khổ thơ.
- Sử dụng biện pháp đối:
- Đối hình ảnh trong một câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.
- Đối hình ảnh trong đoạn thơ: Hình ảnh thiên nhiên dữ dội và hình ảnh sinh hoạt của người dân bình yên.
- Đối thanh điệu: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm và Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
* Sử dụng các từ láy có sức biểu cảm cao: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.
- Vần: đa dạng, kết hợp các vần lưng, vần chân liền, vần chân cách.
- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3, 2/2/3.
3. Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ 1.
- Chú ý những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:
- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng:
+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.
+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu => sự hiểm trở.
+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.
- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc:
+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.
* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:
- Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bình.
- Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.
- Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách.
- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:
- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng:
+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.
+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu => sự hiểm trở.
+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.
- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc:
+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.
+) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.
* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:
- Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bính.
- Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.
- Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách.
- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
Gạch dưới Những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ,câu văn sau a, Bế cháu ông thủ -cháu khỏe hơn ông nhiều
Từ chỉ đặc điểm so sánh giữa hai sự vật:
a.Bế cháu ông thủ thỉ-Cháu khoẻ hơn ông nhiều.
_Học tốt_
Cho đoạn thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.” a)chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ đc dùng
b)viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về BP,nghệ thuật của các phép tu từ đó tr việt thể hiện nội dung
help me cần gấp
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
a) Biện pháp tu từ: Điệp ngữ
- Đặc điểm: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của ng chiến sĩ
b) Câu này mik ko hiểu đề bài mong bạn thông cảm :((
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Từ những ngày tiểu học, cho đến bay giờ, chúng ta luôn được học tập “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trường, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài phát biểu trong Đại hội Đảng, Bác vẫn luôn dề cập đến tầm quan trọng của thiếu nhi với sự phát triển đất nước. Thơ văn cũng vậy, có ai còn không biết bài thơ này được phổ nhạc “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…” Bác có nhiều bài thơ viết chio thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết. Phải nói rằng, tình thương yêu của Bác với thiếu nhi có thể sánh như tình cảm sâu sắc của Bác với Cách mạng.
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Nêu luận điểm chính của đoạn văn trên
Câu 3. Tìm 2 câu văn mang luận điểm trên
Câu 4. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Vậy những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”
a. Đoạn văn trên có nội dung gì?
c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.
d) bài đêm nay Bác ko ngủ của Minh Huệ
em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.
2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được nghị quyết này, “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.
+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…
→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động
- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".
+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"
+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.
→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ
→ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt