Trao đổi với bạn về một thông tin mà em biết thêm từ bài đọc theo gợi ý.
Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện em đã đọc.
Năm 1903, khi đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà hóa học người Pháp Édouard Benedictus đã vô tình làm rơi bình ống nghiệm xuống đất nhưng lạ thay nó không vỡ. Benedictus vô cùng ngạc nhiên khi chiếc bình rơi từ trên cao xuống đất chịu tác động mạnh như vậy mà lại không vỡ thành nhiều mảnh.
Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính: Tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên. Ghi lại vắn tắt nội dung cuộc trao đổi để chuẩn bị cho bài tập làm văn kể miệng ở lớp. (Đọc phần gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 109 - 110.)
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
Đây mới là trang đầu còn cái kia là trang 2
- Đọc trước bài thơ Đây mùa thu tới, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu.
- Em biết những bài thơ nào viết về đề tài mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ.... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?
- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...
- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.
Trình bày thông tin về một con vật mà em yêu thích theo gợi ý sau.
- Tên con vật: chó
- Lớp bao phủ bên ngoài: lông mao
- Các bộ phận và chức năng:
+ Chân: di chuyển
+ Lông: bảo vệ cơ thể
+ Miệng: ăn, sủa
+ Tai: nghe
+ Mắt: nhìn
+ Mũi: thở
- Nơi sống: trên cạn
- Cơ quan di chuyển: chân
Tập trung vào một hoặc hai cuốn sách mà em thấy thú vị và hữu ích nhất, đọc và ghi chép những thông tin cần thiết để có thể trao đổi với các bạn sau khi đọc.
Cuốn sách: “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi
a. Cuốn sách đề cập đến thiên nhiên và con người phương Nam
b. Bố cục và nội dung chính:
- Cuốn sách gồm 20 chương
+ Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ
+ Chương 2: Trong tửu quán
+ Chương 3: Ông lão bán rắn
+ Chương 4: Đêm kinh khủng
+ Chương 5: Ôn lại ngày cũ
+ Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc
+ Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi
+ Chương 8: Đi câu rắn
+ Chương 9: Đi lấy mật
+ Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng
+ Chương 11: Rừng cháy
+ Chương 12: Chạm trán với hổ
+ Chương 13: Cái chết của Võ Tòng
+ Chương 14: Mũi tên thù
+ Chương 15: Phường săn cá sấu
+ Chương 16: Qua Sóc Miên
+ Chương 17: Sân chim
+ Chương 18: Rừng đước Cà Mau
+ Chương 19: Du kích trong rừng
+ Chương 20: Lên đường chiến đấu
c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật được thể hiện trong cuốn sách
- Nhân vật: bé An
- Sự kiện: Cậu bé An lạc mất ba mẹ trong một lần cậu mải chơi và bị giặc đánh đến.
- Bối cảnh: Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta
d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?
- Những chi tiết quan trọng trong cuốn Đất rừng phương nam là hình ảnh người dân phương Nam phải đối mặt với bọn xâm lược bạo tàn, bè lũ tay sai hung ác. Từ đó thấy được tình hình của đất nước ta lúc bấy giờ.
- Những đoạn văn, câu văn có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách là:
+ “Cuộc sống của con người phải đâu chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê! Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy hoạt động, đi đây đi đó chứ. Lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già”
+ “Má nuôi tôi đưa tay lau một giọt nước mắt còn đọng trên má tôi. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy giọt lệ mình long lanh trong suốt, lăn rơi trong bàn tay nhăn nheo của một bà lão nghèo đã cúi đầu gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi bất hạnh gần suốt cả đời người. Có phải giọt nước mắt nào cũng là biểu hiện của ủy mị và hèn yếu đâu.”
+ “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.”
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là:
- Chủ đề: Bức tranh sống động về vùng đất miền Tây Nam bộ hoang sơ, hùng vĩ và tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả.
- Ý nghĩa: Trân trọng những giá trị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Đất rừng phương Nam.
Dựa theo dàn ý bức thư mà em đã lập ở Bài 9, hãy viết:
1. Lời thăm hỏi người nhận thư.
2. Một số thông tin vắn tắt về bản thân em.
Một số gợi ý:
1. Ông bà ngoại dạo này có khỏe không ạ? Dừa thu hoạch có nhiều hơn lúc trước không ạ? Bây giờ là thời điểm cháu đang ôn tập thi kì II nên những ngày ngày nghỉ cuối tuần cũng không thể về quê được. Cháu nhớ ông bà lắm!
2.
Mặc dù bài vở học kì II này nhiều và khó, nhưng cháu hết sức cố gắng để đạt được danh hiệu học sinh giỏi cả năm. Cháu nhất định không phụ lòng cha mẹ vất vả lo cho cháu ăn học và sự tin tưởng của ông bà ngoại. Sau khi thi xong, nhất là trong dịp hè sắp tới, cháu sẽ về quê ở lâu dài bên ông bà ngoại.
Dựa vào hình 20.3, em hãy sưu tầm thêm thông tin về một nét văn hóa đặc trưng của Ô-xtrây-li-a, viết một báo cáo ngắn và trao đổi với bạn cùng lớp.
Ví dụ:
Ô-xtrây-li-a có nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. Nền văn hóa bản địa được bảo tồn bản sắc với các lễ hội lớn được diễn ra hàng năm như: lễ hội truyền thống Ô Va-lây, lễ hội thổ dân Lô-ra,…
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:
• Đặt các câu hỏi để tìm hiểu về bức ảnh.
• Trao đổi với bạn về nội dung được thể hiện trong bức ảnh.
Đặt câu hỏi:
- Tên bức ảnh được đặt là gì?
- Bức ảnh được chụp khi nào?
- Bức ảnh thể hiện điều gì?
- Bối cảnh lịch sử của thời điểm bức ảnh được chụp?
- Những người xuất hiện trong bức ảnh là ai?
...
Học sinh sau khi đặt câu hỏi theo hướng dẫn trên, sẽ thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi trong bức ảnh.
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những người tài trí
(a) Tìm đọc một bản tin viết về:
(b) Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Những điều em biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin.
a. Bản tin: Một tài năng trẻ Việt Nam đang gây ấn tượng với sáng tạo của mình trong lĩnh vực nông nghiệp. Người đó là Lê Thanh Tùng, sinh năm 1995 tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Tùng quyết định đầu tư cho một dự án nuôi trồng rau sạch. Tuy nhiên, thị trường đầy khó khăn đã khiến Tùng phải nghĩ ra những giải pháp mới để bảo vệ sản phẩm của mình. Đó là khi Tùng nghĩ ra ý tưởng sử dụng công nghệ thẻ điện tử để quản lý sản phẩm. Thông qua việc gắn thẻ vào từng bó rau, khách hàng có thể theo dõi được nguồn gốc sản phẩm, thời gian thu hoạch và ngày hết hạn sử dụng. Đến nay, dự án của Tùng đã đạt được nhiều thành công và thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn. Tuy nhiên, Tùng luôn nhấn mạnh rằng, việc nuôi trồng sạch là đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và sáng tạo của người nông dân.
b. Nhật kí đọc sách: thật may mắn khi biết được về ý tưởng sáng tạo của anh Lê Thanh Tùng trong sản xuất nông nghiệp.
c. Trong bản tin, có hình ảnh của anh Tùng tại trang trại của mình và sản phẩm trồng được như bó rau xanh tươi và hoa rau cải. Số liệu về thành công của dự án của anh Tùng cũng được liệt kê để cho người đọc hiểu rõ hơn về các mốc quan trọng mà Tùng đã đạt được.