Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 3 2018 lúc 15:20

Người mẹ được so sánh với những hình ảnh như : ngôi sao “thức” trên bầu trời, những ngọn gió mát lành của con.

Trần Thị Khánh Chi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 2 2019 lúc 12:41

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ

hieutran7m2
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 10 2021 lúc 22:50

Bài thơ nào nhỉ?

hieutran7m2
20 tháng 10 2021 lúc 22:52

bạn đến chơi nhà ạ

 

nthv_.
20 tháng 10 2021 lúc 23:27

Tham khảo:

Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang "của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. Trong khi đó, ở bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với người bạn của mình.

tran thai vinh
Xem chi tiết
I don
27 tháng 6 2018 lúc 20:14

1)

- Tác giả của bài " Tiếng gà trưa" Là Xuân Quỳnh

- Hình ảnh chủ yếu trong bài thơ là tiếng gà trưa ( hình ảnh đó thật thân thuộc, gần gũi với miền quê. Nó làm cho người chiến sĩ nhớ lại tuổi thơ ấu của mình, tiếp thêm sức mạnh cho đôi anh đỡ mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào)

2)

* Giống: Đều thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí và thể hiện tinh thần lạc quan của người lính

* Khác: - Đồng chí:  Hình ảnh người lính nông dân thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.

- Tiểu đội xe không kính: Người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

#

Suu ARMY
27 tháng 6 2018 lúc 19:43

1/Tiếng gà trưa là của t/ g Xuân Quỳnh

2/  Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”: 
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy
+ Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách. 
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.
b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
* Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
- Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”. Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,”ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt. 
- Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”,”nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.
c. Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
* Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
* Khác nhau: 
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. 

           Hơi dài , mh ms lớp 7 chỉ ngắn gọn dc câu 1 , thông cảm

     Tk nha , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Thành Lê
2 tháng 11 2016 lúc 5:03

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

ngoc ho
Xem chi tiết
ngoc ho
29 tháng 8 2021 lúc 21:44

giúp 

mình với

弃佛入魔
29 tháng 8 2021 lúc 21:47

THAM KHẢO

 Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. 

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ: 

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa. 

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 

“Trăng cứ tròn vành vạnh

.....

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Zanq
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 8 2021 lúc 21:29

Em tham khảo:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu:

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:35

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:41

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:37

2. -Tả ảnh trăng trong đêm thanh tĩnh.

- Nhà thơ ngắm trăng trên giường, khg ngủ đc nên mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua ô cửa sổ.

- Cảm nhận = ảo giác: Trăng sáng không biết là trăng hay sương.

-> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh

Thạc Sĩ Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Anh
21 tháng 12 2021 lúc 17:11

Thưa thạc sĩ, đường xa nắng gắt là một con đường nóng đầy lạnh.Núi thắm là ngọn nui rất cao khi nghười leo lên rất mệt.

 

Anti-Cheat Department -...
21 tháng 12 2021 lúc 22:48

Chào em, em đã vi phạm kỉ luật mức độ 2: Gian lận trong học tập, thi cử lần 1. Bài thi của em sẽ bị đánh dấu và trừ một nửa số điểm.