Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Thị Yến Vy
Xem chi tiết
phamminhhai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
14 tháng 10 2018 lúc 21:49

Bánh chưng,bánh giầy:

Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho một trong hai mươi người con trai của ngài, người nối ngôi không cần phải là con trưởng. Ngài không biết chọn ai bèn cho các lang làm lễ Tiên Vương để vừa ý ngài. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu vì muốn được ngôi báu. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì mồ côi mẹ từ sớm rồi ra ở riêng nên không biết phải làm gì. Một đêm nọ, có một vị thần tới mách Lang Liêu làm bánh từ gạo.Chàng làm như lời thần dặn và vào ngày lễ Tiên vương, bánh của Lang Liều được vua Hùng chọn. Lang Liều được nối ngôi, ừ đó nước ta làm bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết.

Con Rồng cháu Tiên:

Ngày xưa ở Bắc Bộn nước ta có thần Lạc Long Quân thường giúp đỡ dân lành, thần mình rồng và là con trai thần Long Nữ.Ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp đến vùng đất Bắc Bộ để tìm hoa thơm cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau, nên duyên vợ chồng. Một thời gian sau,Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, họ lớn nhanh như thổi mà không cần ăn uống. Về sau, Lạc Long Quân vốn ở nước cảm thấy ko ở trên cạn mãi được đành chia năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ đi cai quản các phương. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua và thành lập ra nhà nước Văn Lang.

Thánh Gióng:

Đời vua Hùng thứ sáu ở làng Gióng có đôi vợ chồng già nhân hậu muốn có một đứa con, một lần người vợ ra đồng thấy vết chân to bà lấy chân mình ướm thử thì về nhà có mang. Mười hai tháng sau bà sinh ra một đứa trẻ, đứa trẻ đó cho tới 3 tuổi vẫn không biết nói,không biết đi,không biết cười,cứ đặt đâu thì nằm đấy.Khi ấy giặc ngoại xâm muốn chiếm nước ta, vua sai người đi tìm người tài, nghe thấy tiếng rao đưa trẻ nhờ mẹ mời sứ giả vào, đứa bé yêu cầu sứ giả về bẩm vua đưa cho một con ngựa sắt,một chiếc roi sắt và một áo giáp sắt. Cậ bé lớn nhanh như thổi,bà con trong xóm góp gạo nuôi cậu bé. Khi sứ giả mang đồ tới,cậu mặc vào,vươn vai thành tráng sĩ.Tráng sĩ phi ra chiến trường, đón đầu giặc đánh hết tất cả bọn chúng. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường đnahs giặc.Tráng sĩ phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn,cởi áo giáp rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương.Hiện nay có một làng là làng Cháy do bị lửa từ ngựa phun ra thiêu cháy ngôi làng

sự tích hồ Gươm mai viết tiếp.

nguyễn thị hà châu
14 tháng 10 2018 lúc 22:58

bánh trưng bánh giầy :

Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.

Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.

Con rồng cháu tiên: 

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

thánh gióng: 

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

sự tích hồ gươm

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.

       Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.

       Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

DINH QUOC KHANH
Xem chi tiết
Leonel Messi
28 tháng 12 2018 lúc 20:40

Mới nghe tên sự tích này lần đầu chắc hẳn các bé sẽ cảm thấy khá tò mò, tại sao lạ là “Ăn khế trả vàng” nhỉ? Chỉ xung quanh một cây khế mà truyện sẽ cho chúng ta rất nhiều bài học về tình cảm anh em trong một gia đình, về đức tính thật thà, về lòng tham vô đáy của con người sẽ phải trả giá như thế nào

Trong một gia đình nọ, có hai anh em trai, mẹ mất sớm, cùng sống với người cha già rất hòa thuận. Ít lâu sau khi hai anh em lập gia đình, người cha bị bệnh nặng, qua đời. Bị vợ súi giục, người anh viện cớ mình là con cả, chiếm hết tài sản, chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế trong đó. Dù bị thiệt thòi, người em vẫn nín nhịn, nhận lấy phần của mình mà không một lời trách móc. Người em dựng một cái chòi gần gốc cây khế và ngày ngày, lên rừng đốn củi, đem ra chợ bán hoặc là, gánh nước làm thuê, sinh sống cho qua ngày.

Tuy cuộc sống vất vả khó khăn, nhưng vợ chồng người em vô cũng hòa thuận, yêu thương nhau và rất chịu khó làm ăn. Đến năm, cây khế được mùa, hai vợ chồng vô cùng vui mừng bảo nhau: “Cây khế năm nay sai quả, quả nào quả nấy chín mọng, thơm ngọt. Mình mang ra chợ bán chắc cũng kiếm được chút ít”. Vừa hái quả, người chồng trèo lên cây thả rỏ hái quả nặng chĩu, đầy ắp xuống, người vợ đón lấy mà miệng mỉm cười vui mừng.

Thế nhưng, bổng nổi lên trận gió lớn, cả hai vợ chồng lo lắng và hoảng hốt khi thấy một con chim lạ và to đậu trên cây. Nó đậu trên cây khiến người chồng chao đảo, phải bám vào một cành cây to thì mới giữ được thăng bằng, người vợ thì nấp vào gốc cây để tránh con vật to lớn ấy. Với sức nặng và kích thước khổng lồ, nó không những khiến cho vợ chồng người em kinh sợ mà còn làm cho cấy khế gãy cành và rơi rụng dập quả 

Người vợ lo lắng cho người chồng, lo lắng cho cả cây khế, nếu cứ thế này, cây khế sẽ không còn quả nào mất. Người vợ sót quả chín, chạy vội ra nhặt, vừa khóc than, van nài chim:

“Trời ơi! Chim ơi! Đừng ăn … đừng ăn nữa mà!”

Người chồng trách vợ: “Trời ơi, chốn đi… sao còn ngồi đó mà lượm khế? Mình mau chốn đi!!!”

“Ê chim, sao mày ăn khế của tao? Đi chỗ khác mau, đi đi… Trời ơi chim ơi, tao năn nỉ mày mà… Đừng ăn nữa… Gia tài của tao chỉ có mỗi cây khế này thôi, mày ăn hết thì tao lấy gì mà sống…? Mày ăn gì mà ăn dữ vậy?” – Người chồng than trách chim, cầu xin khẩn thiết.

“Cây khế của tôi…Chim ơi, tha cho vợ chồng tôi, vợ chồng tôi nghèo lắm chim ơi…” – Dù người vợ có quỳ lạy van nài nhưng chim cũng chưa chịu bay đi.

Thế nhưng, bỗng chim lạ cất tiếng nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”– Thế rồi con chim lập tức bay đi luôn.

Người chồng vội trèo xuống, đến bên vợ mình. Hai vợ chồng định thần lại và suy nghĩ về câu nói của chim. Người chồng tin lời và cho rằng, đây chắc chắn là con chim thần, nhưng người vợ quả quyết phủ nhận chim thần sao lại đi phá phách cây trái như vậy và cho rằng con chim bày trò “ăn khế trả vàng” để đi lừa phỉnh người khác. Người vợ tiếc cho những trái khế chín rơi đầy trên sân, dập nát và lo lắng cho ngày mai, đói nghèo.

Đêm xuống, khi người vợ đã ngủ say, người chồng vẫn chằn trọc, đắn đó suy nghĩ về câu nói của chim thần: “Liệu có nên nghe và đi cùng chim để lấy vàng, nếu con chim đó nói thật, thì mình sẽ có vàng… Nhưng ngộ nhỡ, con chim chỉ lừa gạt mình, không đưa mình đi lấy vàng mà lấy cớ đó để ăn thịt mình thì sao?”. Người chồng phân vân lắm. Và cuối cùng, người chồng quyết định, cởi chiếc áo trên người ra, may một chiếc túi ba gang, sáng sớm hôm sau sẽ đợi con chim tới.

Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống gốc cây khế, cho người em ngồi lên lưng rồi bay vút lên trời, để lại người vợ đang lo lắng cho sự an nguy của người chồng. Chim bay qua bao núi cao, biển rộng, rồi bay tới 1 hòn đảo. Chim bay chậm lại và hạ cánh ở trước một cái hang chứa đầy sỏi đá. Người em cứ nghĩ mình đã bị chim lừa, ấy thế mà, nghe lời chim nói cứ nhặt đã bỏ vào túi, thì lập tức đá sỏi biến thành vàng. Chim ra hiệu, bảo người em muốn lấy bao nhiêu thì cứ lấy. Nhưng người em chỉ nhặt bỏ đầy túi ba gang rồi bảo chim nhanh chóng quay về.

Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có. Họ mua gỗ về xây nhà, mua đất, thuê người làm về cày cấy và mua thóc gạo để giúp đỡ người dân ghèo đói.

Thấy hai vợ chồng người em đột nhiên giàu có, vợ chồng người anh lại sinh lòng ghen ghét, đố kị, vội vã sang chơi nhà người em để dò xét.

Sau khi nghe người em thật thà kể lại chuyện con chim thần ăn khế trả ơn, vợ người anh liền bảo:

“Giờ hai em đã giàu quá rồi! Anh với chị sẽ về ở trong miếng vườn với cây khế, đổi lại nhà cửa, ruộng vườn, anh chị sẽ giao hết cho hai em. Có được không?”

Vợ chồng người em cũng hiền lành, luôn chiều ý anh chị, chấp nhận lời đề nghị, và còn nhắn nhủ thêm: “Nhưng thôi, cứ coi như tụi em giữ giùm nó cho anh chị. Nếu sau này, anh chị có đổi ý, muốn đổi lại một lần nữa thì tụi em cũng trả lại mà.”

Đến ở trong túp lều tranh, vợ chồng người anh ngày đêm túc trực gốc cây khế, chờ chim thần đến. Một buổi sáng, chim thần bay đến ăn khế. Người anh liền đứng dưới gốc cây khế, giả khóc kêu than:

“Cả nhà chúng tôi chỉ trông vào cây khế, bây giờ chim ăn nhiều như thế thì chúng tôi lấy gì mà sống… ?”

Vẫn chưa thấy chim trả lời gì, cả hai vợ chồng lại kêu la, khóc lóc to hơn: “Vợ chồng tôi nghèo lắm, khổ lắm chim ơi, chim ăn thế thì chúng tôi biết trông cậy vào đâu?”

Chim liền đáp:“Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”. Nói xong, chim vụt bay đi.

Tối hôm đó, vợ chồng người anh bàn nhau khâu một cái túi chín gang để đựng được nhiều vàng. Rồi hai vợ chồng thức trăng suốt đêm, ngóng chờ chim đến.

Sáng hôm sau, chim vừa hạ cánh xuống sân, người anh vội chạy ra ngồi lên lưng chim giục chim đi gấp. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi, qua biển, rồi hạ cánh xuống đảo vàng lần trước. Từ trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt với vàng đầy la liệt, rải đầy cả đảo. Người anh chất đầy cả túi chín gang mà vẫn chưa chịu ra về. Trời sắp tối, chim cất tiếng ra hiệu hãy nhanh lên để còn trở lại đất liền, nhưng người anh vẫn cố nhét thêm vàng bạc vào lưng quan, túi áo rồi mới khệ nệ leo lên lưng chim.

Túi vàng quá nặng, chim phải cố gắng hết sức mới bay lên khỏi mặt đất được. Khi bay qua biển, bỗng có một cơn gió nổi lên rất mạnh, chim liền bảo người anh:

“Hãy mau bỏ bớt vàng đi cho nhẹ, kẻo hai ta sẽ cùng rơi xuống biển đấy!”

Nhưng người anh nhất quyết không nghe, không những vậy mà còn ôm giữ túi vàng chặt hơn nữa. Chim bay ngược gió rất mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần, một cơn gió lớn khiến chim nghiêng mình. Vàng trong túi đổ, tuột khỏi lưng chim, kéo theo người anh rơi xuống. Chỉ trong chớp mắt, những cuộn sóng khổng lồ đã nhấn chìm người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển sâu. 

Sau khi đọc xong câu chuyện em rút ra được bài học sống ở đời không nên tham lam nếu không sẽ bị quả báo

★Čүċℓøρş★
Xem chi tiết
★Čүċℓøρş★
29 tháng 12 2017 lúc 19:59

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.

Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:

-    Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:

-    Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!

Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.

Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:

-    Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.

Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:

-    Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…

Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:

-    Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…

Chú bé liền tâu:

-    Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?

Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.

Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.

Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:

"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"

Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.

Ngày xưa, một vị vua anh minh muốn có được những người tài giỏi giúp mình cai trị đất nước. Ngài sai viên cận thần đi dò la khắp nơi. Viên quan ấy đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

   Một hôm, ông ta đi qua cánh đồng làng nọ, thấy hai cha con nông phu đang làm ruộng. Người cha đánh trâu cày, đứa con đập đất. Tuy trong bụng đã có phần chán nản, song viên quan tự nhủ: "Hay là mình cứ thử lần cuối xem sao!".

   Ông ta xuống ngựa rồi cao giọng hỏi:

   - Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

   Bị bất ngờ, người cha ngạc nhiên đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con trai khoảng bảy, tám tuổi, tóc để trái đào, cởi trần đóng khố, đã nhanh nhảu hỏi vặn lại quan rằng:

   - Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

   Nghe cậu bé hỏi lại như thế, viên quan ngạc nhiên sửng sốt, chẳng biết đáp sao cho ổn. Viên quan nghĩ thầm: "Nhất định nhân tài là đây, khỏi phải mất công tìm đâu nữa". Ông ta bèn hỏi tên họ, làng xã của hai cha con rồi vội vã phi ngựa về tâu vua.

   Nghe viên quan kể, nhà vua mừng lắm nhưng chưa tin ngay. Để biết đích xác hơn, vua làm phép thử. Ngài sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.

   Nhận được quà và lệnh vua ban, cả làng bối rối và lo lắng, không hiểu thế nào. Các cụ bô lão trong làng mở đến mấy cuộc họp ngoài đình, bàn đi tính lại vẫn chẳng tìm ra cách giải quyết. Việc ấy đến tai chú bé, chú liền nói với cha rằng:

   - Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp thành xôi để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, cha con ta sẽ xin làng làm phí tổn để trẩy kinh, lo liệu việc đó.

   Nghe con nói, người cha sợ hãi khuyên can:

   - Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu thế nào? Đừng có dại dột mà bay mất đầu đấy con ạ!

   Nhưng chú bé vẫn khăng khăng một mực:

   - Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc!

   Khoác vội chiếc áo, người cha lật đật ra đình trình bày câu chuyện với các cụ trong làng. Mọi người ngờ vực, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

   Mấy ngày sau, hai cha con khăn gói vào kinh. Đến hoàng cung, chú bé bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì rình lúc lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng, khóc ầm lên.

   Lấy làm lạ, vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

   - Thằng bé kia, mày vào đây có việc gì? Tại sao lại khóc?

   Chú bé dụi mắt, vờ vĩnh đáp:

   - Tâu đức vua! Mẹ con không may chết sớm, mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

   Nghe chú bé nói, nhà vua và cả triều đình đều bật cười. Vua phán:

   - Này thằng bé kia! Mày muốn có em bé thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao đẻ được?

   Chỉ chờ có thế, cậu bé bỗng tươi tỉnh hẳn:

   - Thế sao lệnh trên lại bắt làng chúng con nuôi ba con trâu đực, sau một năm phải đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ?

   Nhà vua mỉm cười, xoa đầu chú bé:

   - Ta thử đấy mà! Thế dân làng mày không biết đem trâu ra thịt mà ăn với nhau à?

   Chú bé nhanh nhảu đáp:

   - Tâu đức vua! Làng con sau khi nhận được ba thúng nếp và ba con trâu, biết là đức vua thương ban lộc cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau cả rồi ạ!

   Vua và các quan nhìn nhau, chịu là chú bé thông minh. Tuy nhiên, vua muốn thử một lần nữa.

   Hôm sau, hai cha con chú bé đang ăn cơm ở ngoài công quán thì sứ giả của nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải nấu thành ba mâm cỗ. Chú bé bảo cha cho mượn cây kim may nhỏ xíu rồi nói với sứ giả:

   - Ông cầm cái kim này về tâu với đức vua cho người rèn thành một con dao thật sắc để tôi xẻ thịt chim.

   Nghe sứ giả kể lại, nhà vua phục lắm. Lập tức, vua cho gọi hai cha con chú bé vào cung và ban thưởng rất hậu.

   Hồi đó, nước láng giềng cậy lớn lăm le muốn cướp nước ta. Để dò xem nước ta có người tài hay không, sứ giả nước ấy mang sang một chiếc vỏ ốc vặn rất dài và rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc.

   Nhà vua lập tức triệu các đại thần vào cung để hỏi ý kiến. Mỗi người bàn một cách. Các ông trạng, các nhà thông thái nghĩ nát óc nhưng cũng đành bó tay. Mà không giải được câu đố hiểm hóc ấy thì mất thể diện quốc gia. Cuối cùng, nhà vua đành mời sứ thần ra nghỉ ở công quán để có thời gian đi hỏi chú bé.

   Từ hôm lãnh thưởng ở kinh đô về, chú bé vẫn hồn nhiên vui đùa, chạy nhảy, đùa nghịch cùng bạn bè trong làng. Khi nghe viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến và trình bày câu chuyện, chú bé liền hát rằng:

Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang ...

   Rồi chú nói với viên quan nọ:

   - Cứ làm theo cách ấy là xâu qua được ngay!

   Viên quan mừng lắm, vội về tâu vua. Nhà vua và cả triều đình hân hoan, sung sướng khi thấy con kiến đã kéo được sợi chỉ qua đường xoắn ốc trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của sứ thần nước láng giềng.

   Sau đó, nhà vua phong tặng chú bé chức Trạng nguyên, lại truyền xây cho chú một dinh thự nguy nga trong cung để khi có việc cần, vua gặp gỡ hỏi ý kiến chú cho tiện. Với trí thông minh lạ thường, chú bé đã giúp nhà vua rất nhiều việc có ích cho đất nước.

Đỗ Thị Diễm My
Xem chi tiết
NGUYỄN THÚY 	QUỲNH
28 tháng 3 2022 lúc 21:21

thông cảm , mình chịu . đừng kick là dc :)))))

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Ngọc Kiên
28 tháng 3 2022 lúc 21:10

BANCOTHEVIETDAUDCCHU

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Chip
Xem chi tiết
Cấn Minh Vy
29 tháng 10 2020 lúc 20:30

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Vũ
29 tháng 10 2020 lúc 20:31

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Khách vãng lai đã xóa
duong tran ngoc anh
7 tháng 11 2020 lúc 15:58

Tôi tên là An-đrây-ca.Lúc lên 9 tuổi,tôi sống với mẹ và ông ngoại.Ông ngoại tôi đã 96 tuổi rồi nên rất yếu.Một buổi chiều ông nói với mẹ tôi:"Bố khó thở lắm."Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc.Tôi nhanh nhẹn đi ngay nhưng dọc đường gặp mấy đứa bạn rủ nhập cuộc.Chơi được một lúc mới nhớ lời mẹ dặn tôi liền chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên.Thì ra ông đã qua đời .Tôi ân hận tự trách"Chỉ vì mình mải chơi bóng nên mua thuốc về chậm mà ông chết" Tôi òa khóc và kể hết câu chuyện cho mẹ nghe.Mẹ an ủi tôi"Không, con không có lỗi .Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu.Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà"Nhưng tôi không nghĩ như vậy.Cả đêm đó tôi ngồi dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng.Mải sau này khi lớn lên tôi vẫn luôn tự dằn vắt"Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa."

Khách vãng lai đã xóa
Mori Ran
Xem chi tiết
Trương Minh Tiến
23 tháng 11 2017 lúc 20:01

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

Bé sáo
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
20 tháng 9 2019 lúc 20:17

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

Trần Lê Anh Thơ
Xem chi tiết