Kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay phát triển như thế nào?
Vậy chủ nghĩa xã hội được phát triển và mở rộng như thế nào? Vì sao chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ? Từ năm 1991 đến nay, chủ nghĩa xã hội có những nét chính như thế nào? Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đạt được những thành tựu chính như thế nào và có ý nghĩa ra sao?
Tham khảo
- Sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:
+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.
- Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).
- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.
- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đó đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Dựa vào bảng 25.3, hình 25.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày những đặc điểm dân cư và xã hội và Trung Quốc.
- Cho biết, đặc điểm dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc?
Tham khảo:
Đặc điểm dân cư và xã hội
♦ Đặc điểm dân cư:
- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).
+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).
+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.
♦ Đặc điểm xã hội:
- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).
- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.
Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa và xã hội. Những đặc điểm tự nhiên dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia này?
Tham khảo!
- Ảnh hưởng thuận lợi:
+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…
+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.
. Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng
Phân bố dân cư không đồng đều làm cho an ninh quốc phòng không được củng cố, không thực hiện được những chính sách để phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống và vật chất của người dân.
Tình hình chính trị kinh tế xã hội sự phát triển kinh tế hiện nay của các nước châu Á như thế nào??
- Các nước châu Á có nền kinh tế khá phát triển.
- Nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự đồng đều.
- Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Nhật Bản,
- Nhiều nước đang bắt đầu phát triển công nghiệp.
- Các nước châu Á có nền kinh tế khá phát triển.
- Nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự đồng đều.
- Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Nhật Bản,
- Nhiều nước đang bắt đầu phát triển công nghiệp.
Đọc thông tin, hãy:
- Trình bày đặc điểm xã hội của Trung Quốc.
- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
+ Có nhiều đóng góp cho nhân loại ở nhiều lĩnh vực và nhiều di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO ghi danh (Vạn Lí Trường Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,…)
+ Rất chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 96% năm 2020. Có nhiều chính sách để đào tạo nguồn lao động có sức khỏe và trình độ cao.
+ Quá trình xây dựng nông thôn mới cùng các chính sách công nghiệp hóa nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn.
+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, HDI thuộc nhóm cao (đạt 0,764 năm 2020).
- Tác động
+ Nền văn hóa đa dạng và các di sản là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, nguồn thu ngoại tệ lớn.
+ Công nghiệp hóa nông thôn làm thay đổi bộ mặt làng xã, góp phần phong phú thị trường hàng hóa và dân sống ở đô thị ngày càng tăng.
+ Giáo dục được chú trọng góp phần nâng cao dân trí người dân và trình độ kĩ thuật của người lao động, coi trọng chất xám phát huy tối đa tài năng của đất nước để phát triển kinh tế và xã hội.
Từ sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy cho biết ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đến quan hệ quốc tế như thế nào ?
Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành.
B. Trật tự thế giới “một cực” hình thành.
C. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
D. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa.
phân tích được đặc điểm trong quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay là hòa hoãn , đa cực , lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm, xung đột khu vực