Nêu một số đặc điểm ngành nghề vận hành điện.
Nêu đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề chính trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
Tham khảo
Đặc điểm | Kĩ sư điện | Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện | Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện |
Khái niệm | Kĩ sư điện là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. | Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện là những người có tay nghề có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp ráp và sửa chữa cơ khí điện. | Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho Lắp đặt và sửa chữa đường dây điện. |
Công việc | Tư vấn, thiết kế, giám sát hoạt động của hệ thống phát điện, truyền tải và phân phối điện; Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong công nghiệp, các tòa nhà, công trình. | Lắp đặt, điều chỉnh, sửa chữa động cơ điện, máy phát điện, thiết bị chuyển mạch, bộ điều khiển máy công nghiệp, các bộ phận điện trong thiết bị gia dụng; Kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện trong đời sống, sản xuất. | Lắp đặt, sửa chữa, tạo mối nối đường đây điện, cáp điện trên cao và ngầm; kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện. |
Môi trường làm việc | Các viện nghiên cứu, công ty tư vấn thiết kế, sản xuất thiết bị điện. | Nhà máy sản xuất, các công ty lắp đặt và sửa chữa điện. | Các công ty truyền tải điện, công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện. |
Nơi đào tạo | Các trường đại học kĩ thuật. | Các trường dạy nghề, cao đẳng nghề. | Các trường dạy nghề, cao đẳng nghề. |
Nêu một số đặc điểm cơ bản cần thiết của bản thân để phù hợp với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
Tham khảo
Đặc điểm cơ bản phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện:
- Về phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm; yêu thích công việc, đam mê kĩ thuật; có tinh thần hợp tác; có ý thức tuân thủ an toàn lao động.
- Về năng lực: có chuyên môn, sức khỏe, tác phong nhanh nhẹn, chịu áp lực và cường độ làm việc cao, có khả năng làm việc độc lập và nhóm.
Đặc điểm cơ bản phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện:
- Về phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm; yêu thích công việc, đam mê kĩ thuật; có tinh thần hợp tác; có ý thức tuân thủ an toàn lao động.
- Về năng lực: có chuyên môn, sức khỏe, tác phong nhanh nhẹn, chịu áp lực và cường độ làm việc cao, có khả năng làm việc độc lập và nhóm.
6. Nêu những đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
Tham khảo
Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
- Thợ cơ khí: biết sử dụng công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc hoặc sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hư hỏng trên máy móc.
- Kĩ sư thiết kế cơ khí: dùng sự sáng tạo, kiến thức cũng như kỹ năng để tạo ra các bản thiết kế về sản phẩm cơ khí như máy móc, động cơ,... Và các sản phẩm cơ khí đó sẽ được ứng dụng vào các hoạt động sản xuất và phát triển cuộc sống.
So sánh sự khác nhau về đặc điểm của một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện trong Bảng 17.1.
Tham khảo
So sánh sự khác nhau về đặc điểm của 2 nghề: Kĩ sư điện và kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- Kĩ sư điện: tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống kĩ thuật điện
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế
So sánh sự khác nhau về đặc điểm của 2 nghề: Kĩ sư điện và kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- Kĩ sư điện: tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống kĩ thuật điện
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế
em hãy nêu những ngành nghề truyền thống ở Hà Nội mà em biết,đặc điểm của ngành nghề đó ?
Làm gốm( ở Bát Tràng):
- Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay.
- Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.
*Làm lụa ( Ở Vạn Phúc):
Lụa ở làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.
Dựa vào đặc điểm, các yêu cầu của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện, em hãy tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với một nghề cụ thể mà em mong muốn
Học sinh tham khảo chỉ tiêu dưới đây và tự đánh giá:
1. Yêu cầu về phẩm chất
Một số phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện:
- Năng động, nhanh nhẹn.
- Có niềm đam mê khám phá trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
- Có đức tính kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ.
2. Yêu cầu về năng lực
Kỹ sư điện:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, tư vấn... kĩ sư điện cần phải có một số năng lực cụ thể sau:
- Khả năng tự tìm hiểu và giải quyết các bài toán về kĩ thuật;
- Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, thiết kế,...
Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện, thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện:
Để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, giảm thời gian và công sức, người thợ cần phải có một số năng lực cụ thể sau:
- Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị thi công và sửa chữa.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo điện.
- Khả năng phân tích dữ liệu trong đo lường nhằm xác định sự cố, hư hỏng...
Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện (Hình 12.1) có những đặc điểm cơ bản gì? Ngành nghề nào phù hợp với em?
Tham khảo
Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện có đặc điểm cơ bản sau:
- Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
- Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
- Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.
Ngành phù hợp với em : Kĩ sư điện
Kể tên một số công việc của ngành nghề cơ khí chế tạo phổ biến. Những đặc điểm nào giúp em nhận biết được ngành nghề đó?
Tham khảo:
Một số công việc phổ biến của ngành cơ khí chế tạo:
- Thợ cơ khí (cơ khí hàn, cơ khí ô tô,...), kỹ sư cơ khí chế tạo máy, kĩ sư thiết kế cơ khí, nhân viên kĩ thuật - bảo trì thang máy.
- Đặc điểm nhận biết: thường làm việc với các vật liệu kim loại, mặc đồ bảo hộ lao động, thiết kế bản vẽ các chi tiết máy,...
Nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 7.4.
a) Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, động cơ và các thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới.
b) Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.
c) Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.
Hãy nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 12.4.
Tham khảo
a) Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
b) Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
c), d) Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.