Giải thích sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
sự sụp đổ chế độ của chế độ xã hội chủ nghĩa và đông âu có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới? bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở liên xô và đông âu
- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống chủ nghĩa thế giới.
- Ngày 28 - 6 - 1991 : Hội đồng tương chợ kinh thế ( SEV ) quyết định chấm dứt hoạt động.
- Ngày 1 - 7 - 1991 : Tổ chức Hiếp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
----> Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Năm 1991 ,chế độ xã hội chủ nghĩa ở liên xô và đông âu sụp đổ.Vậy đây có phải là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa không vì sao
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vào năm 1991 không phải là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa toàn bộ. Thay vào đó, nó đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn trong lịch sử chính trị và kinh tế của các quốc gia này. Sự sụp đổ này xảy ra do một số nguyên nhân, bao gồm sự thay đổi trong chính trị nội bộ và kinh tế, áp lực từ các cuộc biểu tình và cách mạng nội bộ, và tình hình quốc tế như sụp đổ của Bức tường Berlin. Điều quan trọng là phải nhớ rằng không có một lý do duy nhất dẫn đến sự sụp đổ này mà nó đến từ nhiều yếu tố.
Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Tham khảo
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ.
+ Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.
+ Thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật chưa được khai thác tốt. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm.
- Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu dẫn tới những hậu quả gì?
1. Sử khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô-Viết
- TỪ năm 1973 nhất là những năm 80, KT-XH dần lâm vào khủng hoảng
- Sản xuất không tăng
- Đời sống nhân dân khó khăn
- Lương thực hàng hóa tiêu dùng khang hiếm
* Tháng 3 năm 1985, Goóc-ba-chốp nắm quyền lãnh đạo, đề ra đường lối cải tổ
=> Kết quả: đất nước lấn sâu vào khủng hoảng và rối loạn: bãi công, li khai
2. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
- Đầu những năm 80 lâm vào khủng hoảng
- Tới những năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao
- Các nước nổ ra các cuộc mitstinh, biểu tình đòi cải cách KT-XH, thực hiện đa nguyên về chính trị,...
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã có những hậu quả to lớn:
- Chính Trị: Sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến sự thay đổi chính trị quan trọng. Các quốc gia trong khu vực chuyển từ chế độ độc tài sang hình thức dân chủ đa đảng.
- Kinh Tế: Chuyển đổi từ kinh tế quốc doanh chủ nghĩa sang kinh tế thị trường đã tạo cơ hội và thách thức. Kinh tế phát triển, nhưng cũng gặp khó khăn với việc mất việc làm và không chắc chắn.
- Quan Hệ Quốc Tế: Thay đổi quyền lực toàn cầu, với sự suy yếu của Liên Xô. Nó đã ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế và cân bằng quyền lực.
- Tách Biệt và Xung Đột: Một số quốc gia đã trải qua sự loạn lạc và xung đột trong quá trình chuyển đổi. Nhưng cũng đã có sự tăng cường quyền lực địa phương và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
- Thay Đổi Văn Hóa và Xã Hội: Thay đổi chính trị và kinh tế đã ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội. Sự tự do ngôn luận và tôn giáo đã thay đổi cách mọi người tương tác và thể hiện ý kiến của họ.
- Chia rẽ văn hoá : Sự sụp đổ đã gây ra sự chia rẽ trong xã hội về quan điểm về quá khứ và tương lai. Có những người thấy sự thay đổi làm mất mát giá trị truyền thống, trong khi người khác đánh giá cao sự tiến bộ và tự do mới.
-> Những thay đổi này đã có tầm quan trọng lịch sử to lớn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực và quan hệ quốc tế.
Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Nguyên nhân:
- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.
Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Thực hiện chính sách đóng của nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế
C. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ, đổi mới về chính trị
D. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính
Đáp án D
Những cải cách về chính trị của các nước Liên Xô và Đông Âu làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.
=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
=> Bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là cần duy trì sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên đã đảng
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989-1991) là:
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch
B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989-1991) là:
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch
B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến
Anh (chị) có nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Sự sụp đổ của này là tất yếu
B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế
C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa
D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Đáp án B
Đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học chứ không phải sự sụp đổ của một chế độ xã hội. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện vẫn đang tồn tại và phát triển ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam.
Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. Sai lầm trong quá trình cải tổ
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Đáp án C
Nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mạng lưới điệp viên, ….