Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Tâm
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
29 tháng 2 2016 lúc 13:30

-Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Sau chiến tranh Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp đường giao thông bị tàn phá.

Về kinh tế : đến năm 1950, nền kinh tế đã được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, trong đó viện trợ Mĩ (kế hoạch Macsan) đóng vai trò quan trọng.

Về đ ối ngoại:

 Nhiều nước Tây Âu tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.

Nhiều nước trở lại xâm lược thuộc địa cũ (Pháp quay lại xâm lược Đông Dương)

-Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

Về kinh tế : nền kinh tế các nước Tây Âu có sự phát triển nhanh (Đức thư 3, Anh thứ 4, Phap thứ 5 TG) Tây Âu trở thành một TRONG 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Về đối ngoại: các nước Tây Âu vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời đa dạng hoá quan hệ ngoại giao. Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan.

-Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

 Về kinh tế : do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, Tây Âu đã diễn ra  sự xen kẽ tăng trưởng và suy thoái, khủng hoảng và ngày càng vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.

       Về đối ngoại: Tây Âu ngả dần theo xu thế hòa hoãn như Hiệp định 11-1972 giữa hai Nhà nước Tây Đức và Đông Đức, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), tháng 11-989, bức tường Béclin bị phá bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10-1990).

     - Tây Âu từ sau 1991 đến năm 2000

        Về kinh tế : Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới (giữa thập kỉ 90)

        Về đối ngoại : Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điều chỉnh quan trọng, chú ý đến cả với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:28

loading...

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 5 2019 lúc 17:15
Thời gian Liên Xô Các nước Đông Âu
1945-1950

- Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

- 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định.
1950 - 1970

- Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

+ Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

+ Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu.

+ Khoa học kỹ thuật: đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.

+ Trình độ học vấn của người dân tăng cao.

+ Tiếp tục giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm.

- Từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

Những năm 70 đến năm 1991

+ 1973: Khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô.

+ Nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái.

+ 3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

+ 1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

+ 8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

+ 21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

+ 25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu.

+ Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.

+ Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.

+ Nước Đức được thống nhất(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức).

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
8 tháng 4 2017 lúc 10:03

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

Tháng 3 - 1985

Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước

Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội

Tháng 8 - 1991

Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop

Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt

21 – 12 - 1991

Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã

25 – 12 - 1991

Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống

Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại

Yuriko Lộc
8 tháng 10 2017 lúc 16:28
Ngày 4- 11/2/1945 diễn ra hội nghị Ianta với ba cường quốc Mĩ, Anh và Liên Xô. 1945- 1950: Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. 1944 – 1945: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Năm 1950: Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu. Năm 1973: Liên Xô rơi vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng. Tháng 3/1985: M.Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước Liên Xô, đưa ra đường lối cải tổ. Tháng 12/1985: Cuộc cải tổ về kinh tế thất bại. Ngày 19/8/1991: Đảo chính M.Goocbachop thất bại Ngày 29/8/1991: Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Ngày 25/12/1991: chế độ XHXN ở Liên Xô sụp đổ cùng với sự tan rã của Liên Bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Năm 1980, các nước Đông Âu rơi vào suy thoái trầm trọng Ngày 28/6/1991: Hội đồng tương trợ Kinh tế tuyên bố giải thể. Ngày 1/7/1991: Tổ chức hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
Nguyên
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Ngành tài chính ngân hàng xuất hiện từ lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

- Nhiều tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế được thành lập.

- Tài chính ngân hàng là một trong những trụ cột ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Hàn Quốc,...

- Ở các nước đang phát triển, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng sôi nổi và có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.

- Các trung tâm tài chính lớn hàng đầu thế giới là Niu Oóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô,...

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Bưu chính

-  Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.

- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....

- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.

* Viễn thông

- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.

- Điện thoại:

+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.

+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.

- Internet:

+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.

+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.

+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...

+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.

Minh Lệ
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
17 tháng 1 2023 lúc 10:55

*Bảo vệ môi trường nước

- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải

- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước

- Nâng cao nhận thức của người dân

- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển

*Bảo vệ môi trường không khí

- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...

a, Bảo vệ môi trường không khí

– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.

– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

b, Bảo vệ môi trường nước

– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.

– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Ưu thế: tiện lợi, cơ động và dễ kết nối với các loại hình vận tải khác.

- Tổng chiều dài không ngừng tăng, từ 27 803,8 nghìn km (2000) lên 38 016,5 nghìn km (2019).

- Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.

- Các quốc gia đã và đang hướng tới phát triển các phương tiện thân thiện với môi trường, giao thông thông minh.

* Phân bố giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới

- Mạng lưới đường ô tô phân bố rộng rãi khắp trên thế giới trừ những vùng vĩ độ cao, băng tuyết bao phủ quanh năm.

- Mật độ và chiều dài đường ô tô phân bố rất khác nhau giữa các châu lục:

+ Mạng lưới dày đặc và tỉ trọng chiều dài đường ô tô lớn nhất thuộc về châu Á (với 42,1% năm 2019). 

+ Tiếp đến châu Mỹ với 29,8 %, mật độ đường ở Nam Mỹ dày hơn so với Bắc Mĩ. 

+ Châu Âu chiếm 17,7%, Châu Phi 7,8%, châu Đại Dương 2,6 % (chủ yếu ở ven biển phía nam lục địa Ô-xtrây-li-a).

- Các quốc gia có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga. Riêng các quốc gia này đã chiếm ½ tổng chiều dài đường bộ của thế giới.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 9 2018 lúc 14:22

Đáp án là B.