Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 9:50

Từ số liệu, có thể thấy được Biển Đông có sinh vật thật đa dạng và phong phú, ngoài ra còn có tiềm năng dầu khí cao. Chính vì vậy, Biển Đông là một trong những khu vực đóng góp quan trọng vào kinh tế Việt Nam.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:30

Tham khảo!

- Các đặc điểm xã hội của Trung Quốc:

+ Là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú.

+ Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.

+ Chú trọng giáo dục, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng.

+ Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đẩy mạnh

+ Công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch.

- Tác động của đặc điểm chú trọng giáo dục tới phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tiền đề cơ bản để xây dựng xã hội ổn định, thịnh vượng, là vũ khí trong quản lí xã hội và phát triển đất nước.

+ Chất lượng nguồn lao động dần được cải thiện, cho phép đào tạo nhiều hơn công nhân có chuyên môn và tay nghề để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế.

+ Việc cung cấp lực lượng lao động có đào tạo đã giúp thúc đẩy tăng trưởng.

+ Giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là một ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân, đó còn là nhân tố then chốt cho động lực phát triển nền kinh tế nước này.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:55

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội Liên Bang Nga:

+ Sự đa dạng về dân tộc, sắc tộc đã tạo nên một nền văn hóa Nga đa dạng, độc đáo.

+ Nước Nga có nền văn hóa lớn, phát triển lâu đời, có nhiều đóng góp cho văn hóa nhân loại là tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch thu hút khách du lịch, tham quan, tìm hiểu.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện là tiền đề cho sự yên ổn xã hội, chính trị và phát triển kinh tế.

+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao cùng nền tảng khoa học - công nghệ lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho Nga phát triển kinh tế với nguồn lao động chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực, nhiều vấn đề xã hội phức tạp…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:19

Tham khảo:

Đặc điểm dân cư và xã hội

♦ Đặc điểm dân cư:

Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:

+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).

+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).

+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.

♦ Đặc điểm xã hội:

- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).

- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 0:41

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.

+ Có nhiều đóng góp cho nhân loại ở nhiều lĩnh vực và nhiều di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO ghi danh (Vạn Lí Trường Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,…)

+ Rất chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 96% năm 2020. Có nhiều chính sách để đào tạo nguồn lao động có sức khỏe và trình độ cao.

+ Quá trình xây dựng nông thôn mới cùng các chính sách công nghiệp hóa nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, HDI thuộc nhóm cao (đạt 0,764 năm 2020).

- Tác động

+ Nền văn hóa đa dạng và các di sản là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, nguồn thu ngoại tệ lớn.

+ Công nghiệp hóa nông thôn làm thay đổi bộ mặt làng xã, góp phần phong phú thị trường hàng hóa và dân sống ở đô thị ngày càng tăng.

+ Giáo dục được chú trọng góp phần nâng cao dân trí người dân và trình độ kĩ thuật của người lao động, coi trọng chất xám phát huy tối đa tài năng của đất nước để phát triển kinh tế và xã hội.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:18

(*) Tham khảo

- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:

+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.

+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.

- Sự mất cân bằng về giáo dục:

+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.

+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:49

Tham khảo!

- Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội

+ Nền văn hóa đa dạng, đặc sắc… tạo điều kiện để phát triển du lịch.

+ Xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tình trạng bất bình đẳng xã hội, nghèo đói còn nặng nề, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Các vấn đề đó là cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước này.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 15:22

- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội

+ Ít dân nên nguồn lao động ít, thị trường tiêu thụ hạn chế.

+ Mức tăng dân số ảnh hưởng bởi người lao động từ vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số đang già hóa, là trở ngại đối với nguồn lao động và sự phát triển kinh tế. Đặt ra một số vấn đề về an sinh xã hội.

+ Dân cư tập trung không đồng đều dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng trong khu vực.

+ Đa dân tộc tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề như: xung đột sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…