Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 7 2017 lúc 12:14

Chọn đáp án A.

3. Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)

1. Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6-1-1946)

4. Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946)

2. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1946)

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 2 2017 lúc 3:05

Đáp án A

(3) Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)

(1) Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6-1-1946)

(4) Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946)

(2) Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1946)

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 1 2017 lúc 7:36

Đáp án A

3. Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)

1. Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6-1-1946)

4. Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946)

2. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1946)

Trần Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 9 2018 lúc 6:56

Bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6/1/1946).

Thông qua Chính phủ liên hiệp kháng chiến (2/3/1946).

Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (9/11/1946).

Chọn đáp án A.

Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
4 tháng 2 2016 lúc 14:16

a.       Những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám:

-           Có chính quyền cách mạng của nhân dân.

-          Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.

-          Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

-          Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh. 0,25

b.      Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách trước mắt 

*  Chính trị:

-          Một tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

-          Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.

-          Ngày 02/03/1946, Quốc hội khoá 1 họp phiên đầu tiên và đã quyết định thành lập Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra ban dự thảo Hiến pháp.

-          9/11/1946: ban hành Hiến pháp đầu tiên.

-          Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và sau đó Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập.

* Quân Sự:

-          Lực lượng vũ trang được thành lập

-          Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành vệ quốc đoàn (9/1945) và đến tháng 5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.

-          Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ tăng lên hang chục vạn người.

-          Chính phủ ra một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng

è Ý nghĩa:

-          Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nâng cao uy tín của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.

-          Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.

 

-          Trên đây là những điều kiện ban đầu để Đảng và Nhà nước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 3 2018 lúc 13:43

* Xây dựng chính quyền cách mạng:

- Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội.

- Tháng 11 - 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua.

- Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.

* Giải quyết nạn đói:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân “nhường cơm sẻ áo”.

- Tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói.

- Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.

- Nhờ những biện pháp trên, nông nghiệp nhanh chóng phục hổi, nạn đói bị đẩy lùi.

* Giải quyết nạn dốt:

- Thành lập Bình Nha dân học vụ làm cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”, kêu gọi quần chúng tham gia xóa mù chữ.

- Hơn 2, 5 triệu dân đã được xóa mù chữ.

- Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được mở với phương pháp giảng dạy mới.

* Giải quyết khó khăn về tài chính

- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.

- Tháng 11 - 1946, Quốc hôi quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:20

Tham khảo

Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

* Thời tiền sử:

- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.

* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.

- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.

- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.

* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.

- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Thế kỉ XI - XIV:

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua  Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng  trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.

 - Thế kỉ XV:

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc  buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.

 + Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển  thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:

+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.

+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.

- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.

- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.

- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:

- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 1:29

Chủ trương của Việt Nam: bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá, đúng văn bản quốc tế (Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982) và đối thoại hòa  bình.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
1 tháng 8 2023 lúc 23:36

#Tham khảo

- Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

+ Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.