Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mi Mi Lê Hoàng
Xem chi tiết
☆~○Boom○~☆
1 tháng 12 2021 lúc 18:36

1. Khó khăn và thuận lợi của điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ:

- Thuần lợi:

+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.

+ Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.

 + Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.

+ Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.

+ Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

2. - Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...

- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,.. 

=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

3. Khu di tích Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.

Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.

Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan), cụm di tích Hoàng Trù, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, giếng Cốc, lò rèn Cố Điền; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; phần mộ bà Hoàng Thị Loan….

Thư Phan
1 tháng 12 2021 lúc 18:38

Tham khảo

1. 

a) Thuận lợi:

-  Khí hậu: nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

-  Địa hình: kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

+ Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

+ Vùng đồng bằng ven biển: có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

+ Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá). Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.

- Sông ngòi: dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.

- Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh…là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp  như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…

- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô...)  các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang  động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

b)  Khó khăn

- Chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ.

-  Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi.

 

-  Nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác, giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

2. 

- Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...

- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,.. 

=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

3. 

Khu di tích Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49.

Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.

Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan), cụm di tích Hoàng Trù, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, giếng Cốc, lò rèn Cố Điền; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; phần mộ bà Hoàng Thị Loan….

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 5 2018 lúc 4:34

   - Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhát của cả nước. Vùng là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế...

   - Thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật: hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân; có cảng biển lớn Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân, sân bay quốc tế Nội Bài. Hệ thống thông tin liên lạc tương đối khá...

   - Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.

   - Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

   - Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

   - Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên các thế mạnh vốn có của vùng (tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn giàu có và đa dạng, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có đội ngũ lao động chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường rộng...)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 6 2018 lúc 16:34

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Van Toan
16 tháng 8 2023 lúc 12:58

Tham khảo:

- Luân Đôn được hình thành bên bờ sông Thêm vào khoảng thế kỉ I.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI, những người Ăng-gô-la Xắc-xông đã đến đây và xây dựng thành phố của họ với số dân từ 10.000 đến 12.000 người.

-  Vào thế kỉ XI, Luân Đôn đã có cảng biến lớn nhất nước Anh

Hãy sưu tầm tư liệu và trình bày về một đô thị tiêu biểu thời cổ đại hoặc trung đại. (ảnh 1)

Thành phố Luân Đôn thời trung đại (tranh vẽ)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 11 2019 lúc 18:16

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng đim miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 16:00

- Cơ hội:

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực;

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực;

+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế;

+ Có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư; tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực;

+ Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

+ Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
25 tháng 8 2019 lúc 6:59

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 20:06

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 11 2023 lúc 19:46

(*) Tham khảo: Thông tin về thuyền thúng

- Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển vùng Duyên hải miền Trung đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam.

- Nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời đó, thực dân Pháp đánh thuế rất nặng lên nhiều mặt hàng, trong đó có các loại tàu thuyền. Do đó, người dân nghèo đã nhanh trí đan những chiếc thúng để di chuyển trên sông nước để không phải nộp thuế vô lý.


- Quy trình làm thuyền thống thường bắt đầu bằng việc đan các miếng nan tre, lấy dây cước buộc chặt, đóng vào vành thuyền, sau đó quét một lớp vật liệu chống nước làm từ dầu dừa, dầu hắc ín, hoặc sợi thuỷ tinh.

- Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Hiện nay, thuyền thúng còn được sử dụng trong các hoạt động du lịch.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 3 2017 lúc 14:51

a) Thế mnh

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

b) Thực trạng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 17,2 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 43,5%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 45,4%.

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 11,1%.