Kết nối với những bạn có cùng đam mê để chia sẻ, hỗ trợ nhau.
Chia sẻ với thầy cô và các bạn về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn luyện tính trách nhiệm và hỗ trợ người cùng tham gia.
Rèn luyện tính kiên trì (Học 5 phút là bấm điện thoại) => Cất điện thoại nơi xa tầm nhìn, và tắt mọi âm báo
Hãy cùng các bạn đóng vai tình huống chuyên gia tâm lí hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp với thầy cô:
+ Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thầy cô để xin ý kiến trợ giúp từ chuyên gia.
+ Chuyên gia tâm lí gợi ý các phương án giải quyết cho tình huống đã được đưa ra.
- Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thầy cô:
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với người lạ, đặc biệt là như bạn mới quen ở lớp mới.
- Chuyên gia:
+ Em có thể nới lỏng sự lo sợ của mình.
+ Hãy thử đến bên bàn của bạn mới và nói chào cậu, tớ là Lan rất vui được làm quen với cậu.
+ Hoặc là tớ thích bím tóc của cậu,.. rất nhiều cách làm quen em có thể áp dụng.
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với thầy cô:
- Chuyên gia: Thầy cô luôn sẵn sàng giúp em giải đáp mọi thắc mắc nên em đừng ngại nha. Sự giao tiếp giữa cô trò sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn.
Chia sẻ cách em hỗ trợ những người cùng tham gia hoạt động xã hội trong các tình huống trên.
Tình huống nào nhỉ?
- Chia sẻ với bạn bè về cách em tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà.
- Nhắc nhở bạn bè và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà.
- Cách em tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà:
+) Khi có người thân ở nhà, em sẽ nhờ sự giúp đỡ từ ông bà, bố mẹ, anh chị.
+) Khi ở nhà một mình, em sẽ nhờ sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như hàng xóm thân thiết với gia đình, thầy, cô giáo.
+) Khi gặp chuyện nguy hiểm có thể báo công an.
- Em hãy nhắc nhở bạn bè và người thân cần biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà khi thật sự cần thiết.
- Chia sẻ với các bạn cách em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.
- Nhắc nhở bạn bè tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.
- Làm thẻ thông tin cá nhân để ghi nhớ tên người thân, số điện thoại, địa chỉ.
- Khi em gặp những vấn đề khó khăn ở trường mà không tự giải quyết được như bị sốt, bị ngã, bị bắt nạt, ... thì em sẽ nói với giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô khác trong trường giúp đỡ.
- Em hãy nhắc nhở bạn bè tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, bác bảo vệ khi gặp khó khăn ở trường mà một mình không thể giải quyết được.
- Mẫu thẻ thông tin cá nhân:
Thực hiện kết nối máy tính với một điện thoại thông minh qua cổng USB để lấy ảnh từ điện thoại về máy tính tương tự như Ví dụ 1.
Ví dụ 1. Kết nối máy tính với máy ảnh để làm việc với ảnh.
Máy ảnh số có thể hỗ trợ một số cách kết nối khác nhau với máy tính: qua cáp USB, wifi hoặc bluetooh.
Hình 5.5 minh họa việc kết nối máy tính với máy ảnh qua cáp nối USB. Khi cắm cáp nối với máy tính, máy ảnh sẽ hiện thông báo "USB mode, Mass Storage" với ý nghĩa bộ nhớ được chia sẻ qua cổng USB.
Khi đó có thể truy cập thẻ nhớ của máy ảnh như một bộ nhớ ngoài. Dùng tiện ích File Explorer, ta có thể mở thư mục DCIM, nơi chứa các tệp ảnh để xem, xóa, sao chép,... các tệp ảnh trong máy ảnh số (Hình 5.5).
Thực hiện kết nối máy tính với một điện thoại thông minh qua công USB để lấy ảnh từ điện thoại về máy tính.
Chia sẻ với các bạn cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nơi công cộng.
Cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nơi công cộng.
- Cầu cứu người dân xung quanh, người đi đường,…
- Kêu thật to để mọi người biết.
- Gọi điện thoại hoặc nhờ mọi người xung quanh gọi điện cho bố mẹ, người thân, thầy cô giáo hoặc các số điện thoại khẩn cấp.
- Chạy đến đồn công an, trạm y tế,…
Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia.
Chia sẻ những việc em đã làm theo gợi ý:
+ Quan tâm tìm hiểu các hoạt động cộng đồng
+ Chủ động tham gia các hoạt động phù hợp, vừa sức
+ Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ được giao
+ Hỗ trợ tích cực những người cùng tham gia hoạt động
Những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia:
+ Chủ động tìm hiểu các hoạt động cộng đồng thông qua: thông báo của phường, xã; qua fanpage, website của huyện, tỉnh;…
+ Sắp xếp thời gian công việc, học tập và tự nhận thức được khả năng của mình để tham gia hoạt động phù hợp.
+ Tìm hiểu, khám phá kiến thức liên quan đến hoạt động và luôn có ý thức hoàn thành tốt, đúng hạn các nhiệm vụ được giao
+ Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ mọi người cùng tham gia hoạt động.
Đánh dấu X vào trước những hành vi, việc làm thể hiện hợp tác với mọi người xung quanh
Luôn quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
Tích cực tham gia các hoạt động chung.
Không quan tâm đến việc của người khác.
Làm thay công việc cho người khác.
Việc của ai người đấy biết.
Biết hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
- Luôn quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động chung.
- Biết hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
Em có tán thành ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.
b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.
c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.
d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người tốt.
đ) Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
e) Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
a) Tán thành
Khi vui hay buồn nếu được chia sẻ thì sẽ làm niềm vui tăng lên, nỗi buồn giảm đi cảm thấy thật thân thiết với người lắng nghe. Do đó tình bạn sẽ trở nên thân thiết, gắn bó.
b) Không tán thành.
Nếu chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ bớt đi.
c) Tán thành.
Một người bạn biết lắng nghe sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được điều đó.
d) Không tán thành.
Đó có thể là một người bạn vô tư, lạc quan hoặc không khéo léo khi không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác chứ không phải là một người bạn không tốt.
đ) Tán thành.
Dù là trẻ em hay bất kì ai đều có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khí khăn.
e) Tán thành.
Trẻ em có quyền được bình đẵng như nhau