Dựa vào bảng 9.1 và thông tin trong bài, hãy nhận xét chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Nêu tên những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2 và từ 100 đến 500 người/km2
• Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung là: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Ba,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi
- Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông ngòi.
- Do địa hình hẹp ngang nên sông thường ngắn, dốc.
- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, nước sông lên nhanh nhưng cũng rút nhanh.
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số dưới 100 người/km.
- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số trên 400 người/km.
- Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2 là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Cao Bằng; Bắc Cạn; Lạng Sơn.
- Những tỉnh có mật độ dân số trên 400 người/km2 là: Phú Thọ, Bắc Giang.
- Nhận xét:
+ Dân cư trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đồng đều giữa các tỉnh; giữa khu vực miền núi và khu vực trung du.
+ Nhìn chung, khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt.
Quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Xác định trên lược đồ những khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, trên 200 người/km2.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.
Quan sát hình 9 và đọc thông tin, em hãy nêu:
- Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Đặc điểm khí hậu:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:
+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại cho đời sống và sản xuất.
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Mường, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông,..
- Những nơi có mật độ dân thấp dưới 100 người/km2 ở khu vực vùng núi, trung du và nông thôn.
- Những nơi có mật độ dân cao trên 400 người/km2 ở khu vực thành thị, nơi tập trung buôn bán đông đúc.
- Sự phân bố dân cư khu vực không đồng đều. Cao ở vùng thành thị, khu nhiều chợ cơ sở hạ tầng phát triển và thấp ở các vùng điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.
- Phân bố chênh lệch
+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.
+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.
+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.
+ Chênh lệch trong từng tỉnh.
- Phân hoá rõ giữa:
+ Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Trung du và miền núi.
+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.
b) Giải thích
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.
+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên
+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.
+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.
Tham khảo
a) Đặc điếm phân bố
- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều:
+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.
· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.
· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...
· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...
· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).
+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:
· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).
· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.
b) Giải thích
- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.
- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.
Quan sát hình 4 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
- Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Mật độ dân số cao hơn so với mật độ trung bình của cả nước
B. Phân bố không đều theo lãnh thổ
C. Phân hoá rõ rệt trong nội bộ từng vùng
D. Phân hoá giữa thành thị và nông thôn
Chọn A. Mật độ dân số cao hơn so với mật độ trung bình của cả nước
Đọc thông tin và dựa vào bảng 1, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.
• So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét về sự phân bố dân cư của vùng này.
Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...
Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.
Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.
Quan sát các hình 4, 10, 11 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cho biết đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
- Trình bày vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
Tham khảo!
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
+ Có nhiều sông, hồ lớn.
+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
+ Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
+ Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi và du lịch.