Có những con vật nào đến thăm bờ tre.
“Con ở miền nam ra thăm lăng bác” Câu 2: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ. Trong khổ thơ em vừa chép, nổi bật lên hình ảnh hàng tre. Hình ảnh đó còn được nhắc đến trong những câu thơ nào khác của bài? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì? Câu 3: Dựa vào khổ thơ (em vừa hoàn thành ở câu 2), hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp để làm rõ cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác. Trong đoạn có sử dụng câu chủ động và thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích rõ). Giúp e với ạa
Câu 2:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."
Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...".
Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:
- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc
- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người.
- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc
Câu 3:
Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.
Câu 2:
Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.
- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.
Câu 3:
Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.
✿Tuệ Lâm☕
1.Bài hát Tre ngà bên lăng Bác mang đến cho em những cảm xúc gì? Nếu có dịp đến thăm lăng bác em muốn nói với Bác điều gì?
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Đáp án cần chọn là: A
Phân tích tác dụng của việc chuyển trường từ vựng trong những trường hợp sau:
a. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
b. Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
c. Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm,
Thấp thoáng con đò bé nhỏ đến mong manh
d. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
trong câu chuyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào
4 : phú ông , Khoai , ông bụt , con gái phú ông
Quê nội của Hùng ở một xã thuộc huyện T. Trước đây, mỗi lần về thăm quê, Hùng rất thích thú, cứ muốn ở lại lâu vì ở quê có những rặng tre xanh, có hàng cau, hàng xoan thẳng vút soi bóng xuống ao, lạch trong xanh. Những ngày hè, đi trên con đường làng rợp bóng cây mát lịm... Bây giờ, về thăm quê, nhất là vào những tháng hè, Hùng thấy ngột ngạt vì quê không còn nhiều bóng cây xanh. Đường làng láng xi măng làm hơi nóng bốc lên hầm hập. Hùng có kiến nghị với bác trưởng thôn về việc trồng thêm cây xanh để lấy bóng mát, nhưng bị bác gạt đi và cho rằng nếu trồng cây con đường sẽ giống trước đây như vậy không thể hiện được sự đổi mới của quê hương. Em có đồng tình với suy nghĩ của bác trưởng thôn không? Nếu em là người lãnh đạo của xã, em sẽ làm thế nào để vừa xây dựng nông thôn hiện đại vừa giữ được môi trường xanh, mát ?
Em không đồng ý với suy nghĩ của bác trưởng thôn vì :
- Nếu đường làng láng xi măng thì phải trồng thêm cây xanh để có bóng mát, át bớt cái nắng , thuận tiện với việc đi lại
- Trồng cây xanh có rất nhiều lợi ích, và việc làm đó cũng là một việc quan trọng trong mô hình xây dựng nông thôn hiện đại
- Trồng cây giúp có thêm ô xi, làm không khí trong lành
-...
=> Là việc nên làm
Nếu em là người lãnh đạo của xã, em sẽ:
- Vận động người dân , tổ chức các phong trào , cuộc thi trồng cây xanh
- Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của việc trồng cây
- Xử lý và phạt các hành vi cố tình chặt cây hay vứt rác bừa bãi, làm ô nhiễm không khí , môi trường
-...
1+1=?
cho mình hỏi bài hát này là bài nào vậy.
mẹ là vòng tay ôm ấp con qua những ngày đông, mẹ là dòng sông để con tắm mát trưa hè,mẹ là rặng tre ,che con về . mẹ là bờ đê để con vui với cánh diều
1 + 1 = 2
Lời bài hát: Mẹ (Khởi My)
Mẹ là vòng tay, ấp ôm con qua những ngày đông.
Mẹ là dòng sông để con tắm mát trưa hè.
Mẹ là rặng tre che bóng con đi học về.
Mẹ là bờ đê, để con vui với cánh diều.
Mẹl là bậc thang, để con bước lên đỉnh cao.
Mẹ là ánh sao, để con ước ao bao điều.
Mẹ làm thật nhiều, chỉ mong con yêu thành công.
Mẹ chỉ ước mong, cho mai sau con sẽ nên người.
Điệp khúc:
Mẹ yêu ơi! Con yêu Mẹ nhiều,
Mẹ luôn là Phật sống của đời con.
Mẹ cho con tình yêu cao quý,
Mẹ là lý trí của đời con.
Mẹ yêu ơi! Con yêu Mẹ nhiều,
Nhưng tháng ngày lam lũ vì con.
Đạo làm con, con luôn thấu hiểu.
Con yêu Mẹ nhiều lắm Mẹ ơi
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre” Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Đáp án cần chọn là: A
Trong câu văn sau: “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi” có mấy từ chỉ đặc điểm? ĐÓ LÀ NHỮNG TỪ NÀO?
5 TỪ
Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi”
THAM KHẢO:
Có 3 từ chỉ đặc điểm:
- Các từ chỉ đặc điểm là: màu xanh, mướt, rì rào
Tick cho chị nhé!
Trong câu văn sau: “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi” có mấy từ chỉ đặc điểm? ĐÓ LÀ NHỮNG TỪ NÀO?
THAM KHẢO:
Có 3 từ chỉ đặc điểm:
- Các từ chỉ đặc điểm là: màu xanh, mướt, rì rào
Tick cho mik nhoa