Những câu hỏi liên quan
NGUYỄN Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
Khánh Nghiêm
Xem chi tiết
Lê Co Tu
Xem chi tiết
Nguyễn
5 tháng 12 2021 lúc 6:23

Tham khảo :

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Cảnh Ngày Hè là Nguyễn Trãi Cảm nhận khái quát  của em về nhân vật này:

Bài làm :

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

 

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

 

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

 

Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

 

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

 

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

 

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

 

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

 

“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:

 

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

 

“Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

 

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

 

 

lạc lạc
5 tháng 12 2021 lúc 6:56

Bạn tham khảo

+nguyễn Trãi 

+

Nguyễn Trãi là một cái tên mà cho đến nay nhắc đến ai cũng biết và tưởng nhớ khâm phục những bài thơ, bài cáo của ông. Nguyễn Trãi đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với những thể loại khác nhau và có những thành công, đặc sắc nghệ thuật khác nhau. Nếu như ở bài Bình Ngô Đại Cáo chúng ta thấy một bản cáo trạng với lời thơ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, sắc bén thì đến với bài thơ Cảnh Ngày Hè ta lại thấy những vần thơ thiên nhiên và tâm trạng chủ quan vô cùng hấp dẫn. Bài thơ trong tập quốc âm thi tập của ông.

Trước hết chúng ta đi phân tích riêng câu thơ đầu để cho thấy được những tâm trạng mà nhà thơ muốn gửi gắm ở đây:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường, "

"rồi" bình thường là một phó từ để chỉ sự xong rồi, làm cái gì đó xong rồi hay nó cũng là một tính từ có nghĩa là rồi của rỗi rãi, rảnh không có việc gì làm. Bản thân ngữ pháp của nó thì phải đứng sau cuối cùng hay đứng sau một danh từ nào đó để bổ nghĩa thế nhưng ở đây Nguyễn Trãi đã để nó đứng ở đầu câu để truyền tải ý đồ nghệ thuật của mình. Có thể thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong câu để có thể nhấn mạnh vào sự rảnh rỗi của mình. cuộc sống khi đã về ở ẩn khiến cho nhà thơ rồi, có lẽ nó cũng giống như cái "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thế rồi chính vì rảnh rỗi cho nên nhà thơ ngồi hóng mát những ngày trường. Không những thế câu thơ còn độc đáo ở chỗ nhịp điệu của nó chữ "rồi" được ngắt riêng ra để thể hiện sự nhàn hạ rảnh rỗi của nhà thơ khi cáo quan về ở ẩn.

 

Văn mẫu Cảm nhận Cảnh ngày hè lớp 10, tuyển chọn

Tiếp đến sáu câu thơ tiếp nhà thơ "rồi" hóng mát ấy dường như không có việc gì đê làm cho nên hòa mình vào thiên nhiên này hè để rồi vẽ lên một bức tran thiên nhiên ngày hè vô cùng rực rỡ sắc màu:

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. "

Trước hết bức tranh cảnh ngày hè được hiện lên qua màu sắc của những hoa, những trái của nó. Nhắc đến màu hè thường người ta hay nhớ đến cái màu vàng chói chang của nắng vàng thế nhưng ở đây không cần nhắc đến màu vàng chói chang ấy mà bức tranh cảnh ngày hè vẫn rực rỡ sắc màu.

Chúng ta thấy màu của hòa hòe rực rỡ với màu đỏ rợp cả bức tường nào đó. Màu của thạch lựu cũng đang như phun lên sơn lên những thức đỏ ấy.

Rồi lại màu hoa sen hồng ngát trên những ao đầm. Không chỉ màu sắc mà bức tranh ấy còn như thể hiện sự sinh sôi nảy nở của cảnh vật thiên nhiên. Bằng những động từ mạnh như "đùn đùn", "phun", "tiễn" chúng ta thấy được một sự sinh sôi tăng trưởng của thiên nhiên. Đồng thời qua những động từ ấy ta thấy được một bức tranh như phun như vẽ như thể hiện được cái mạnh mẽ của cảnh ngày hè.

Không những thế bức tranh ấy còn có cả hương thơm. Đó chính là hương thơm của những bông sen hồng trong đầm. những bông sen ấy đang tỏa ngát hương. Nhà thơ đặc biệt thể hiện mùi hương ấy qua động từ "tiễn". Tiễn có nghĩa là hương thơm ngát như lan tỏa ra không gian làng quê.

Bên cạnh đó bức tranh thiên nhiên ngày hè cũng không thể thiếu những âm thanh được. Trước hết âm thanh ấy là âm thanh của những làng chợ cá lao xao rộn ràng khi có những con cá mới về tươi ngon. Đó là âm thanh của ngày chợ đông vui khi nhiều ca hay đó chính là âm thanh của cuộc sống lao động của nhân dân ta. Nhắc đến ngày hè thì không ai không nhớ đên tiếng những chú ve kêu và ở đây nhà thơ cũng nhắc đến nó. Đó chính là tiếng ve rồn rã dắng dỏi trên lầu tịch dương.

Trước những màu sắc, âm thanh, hương thơm ấy Nguyễn Trãi bày tỏ nỗi lòng mình muốn mượn đàn của vua Ngu Thuấn để đàn lên những khúc ca thái bình. Điều đó cho thấy nhà thơ tuy đã về vườn sống trong cảnh một người nông dân đạm bạc thế nhưng không khi nào nhà thơ hết thương nhân dân ta cả:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Qua bài thơ Nguyễn Trãi đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh ngày hè trên miền quê với màu sắc của hoa quả, với hương thơm thoang thoảng nhẹ bay, với những âm thanh xao động của niềm vui lao động và tiếng con ve kêu thật dắng dỏi làm sao. Đồng thời trong bức tranh ngày hè ấy Nguyễn Trãi thể hiện tâm tư tình cảm của mình đó chính là long mong ước nhân dân luôn được sống trong cảnh ấm no hạnh phúc như thế.

ʟɪʟɪ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
27 tháng 7 2021 lúc 16:47

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

 

minh nguyet
27 tháng 7 2021 lúc 16:51

Em tham khảo:

      Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương. 

Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:09

- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.

- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 20:58

- Là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của xuân

- Là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với đời, khát kháo giao cảm với đời nhưng lại có sự bất an về sự trôi chảy của thời gian.

Nguyễn thế Anh
Xem chi tiết
Âu Dương Khắc
Xem chi tiết
Việt Nam
18 tháng 2 2018 lúc 17:20

Bước chân vào hoạt động cách mạng, lần đầu tiên anh thanh niên Tố Hữu đã bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Sau khi bị giam được khoảng 3 tháng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này qua đó anh đã bộc lộ tâm trạng ngột ngạt, uất hận của mình ở trong tù và lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của anh - một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.

‘Khi con tu hú gọi bẩy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn cây dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... ‘

Mở đầu bài thơ là một bức tranh cảnh vật quê hương lúc vào hè. Bằng trí tưởng tượng khá nhạy bén, nhà thơ trong bốn bức tường giam đã dựng lên một bức tranh sôi động, khoáng đãng lạ thường về cảnh vật quê hương với tiếng chim tu hú bỗng cất lên đâu đây (‘Khi con tu hú gọi bầy’) và ngân nga xa như gọi mùa hè đến. Và mùa hè đã ùa đến sống động, rộn ràng như mở rộng, lan toả dần khắp quê hương: ‘Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần’, câu thơ gợi cho người đọc cảm tưởng như thiên nhiên và cuộc sống của quê hương cũng đang ‘chín’ dần lên, đầm ấm, ngọt ngào. Rồi ‘vườn râm’ bỗng ‘rộn tiếng ve ngân’ và một mùa hè đầy màu sắc rực rỡ như đang trải ra trước mắt nhà thơ: ‘Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào’.

Bầu trời cũng thật là cao rộng: ‘Trời xanh càng rộng càng cao’ và cứ như cao thêm, rộng thêm mãi ra để đôi ba ‘con diều sáo’ thả sức ‘lộn nhào’ trên ‘từng không’ của quê hương đang bước vào hè. Âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động, đó là những nét nổi bật trong bức tranh cảnh vật quê hương lúc bước vào hè do trí tưởng tượng nhạy bén của nhà thơ đã dựng lên khi chợt nghe thấy tiếng chim tu hú gọi bầy ở đâu xa bỗng vọng vào trong bốn bức tường nhà giam.

Đặc biệt, hình ảnh ‘đôi con diều sáo lộn nhào từng không’ là một nét điển hình của nông thôn Việt Nam thanh bình và tự do. ở đây nó như nói với ta tâm trạng khao khát tự do, khao khát hoạt động của nhà thơ, của người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Nó trở thành nét đặc sắc và sống động nhất, trở thành hình ảnh có sức thu hút mạnh nhất trong toàn cảnh bức tranh vào hè của quê hương.

‘Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! '

Nếu bức tranh ở khổ thơ trên là bức tranh cảnh vậy thì bức tranh ở khổ thơ dưới là bức tranh con người,hay nói cho đúng hơn đó là bức tranh tâm trạng con người trước cảnh vật. Đó là tâm trạng ngột ngạt đến muốn ‘chết uất’ của bản thân nhà thơ. Mùa hè của quê hương ùa dậy sôi động, rực rỡ, khoáng đạt như thế mà nhà thơ lại bị giam cầm trong bốn bức tường chật hẹp của nhà tù nghẹt thở nhưthế này!

‘Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muôn đạp tan phòng, hè ôi! ‘

Phép tu từ thậm xưng ‘muốn đạp tan phòng’ biểu hiện mạnh mẽ tình cảm khao khát tự do, khao khát muốn thoát khỏi lao tù để hoạt động của nhà thơ. Bởi vì:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứkêu’

Lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của tuổi trẻ như càng bị thôi thúc mạnh mẽ, càng được nhân lên, càng trở lên mãnh liệt khi tiếng con chim tu hú ngoài trời cứ vọng vào liên tiếp và gợi lên bức tranh vào hè sôi động và khoáng đãng của quê hương. Song, mọi cảnh vật quê hương đều là do tưởng tượng mà thấy được dù là rất ‘thực’: riêng tiếng kêu của con chim tu hú gọi hè ở ngoài trời là có thực, có vọng vào bốn bức tường nhà giam thật là da diết, nó rót vào tai, nó xoáy vào tâm tư con người với một sức dồn nén tới mức nhà thơ phải kêu lên, như một tiếng kêu thống thiết để đòi tự do:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu’

Ý nghĩa độc đáo của hình ảnh con chim tu hú trở lại một lần nữa ở cuối bài thơ chính là ỏ chỗ đó. Nó khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ một cách hồn nhiên, chân thực...

Nguyễn Công Tỉnh
19 tháng 5 2018 lúc 22:35

Khi mới là một thanh niên 19 tuổi đời, đang sôi nổi hoạt động cách mạng tại thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Tại đây, tác giả có dịp “nghỉ dân” và sáng tác thơ ca. Những bài thơ trong tù được in trong tập “từ ấy”. Bài thơ “Khi con tu hú” là bài thơ lục bát rút trong tập thơ này đã vẽ nên một bức tranh mùa hè và hơn hết mọi hình ảnh vẫn là nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Bắt đầu là “Khi con tú hú gọi bầy”, mang đến cho người tù sự liên tưởng về không gian bên ngoài với “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần” với “ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”, với trời xanh và “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”… Một bức tranh sinh động đầy sức sống, đầy màu sắc, âm thanh vang lên từ chính tâm hồn đang khao khát tự do, muốn hòa mình cùng thiên nhiên, trời đất của tác giả. Người đang bị giam cầm trong xà lim Thừa Phủ ấy. Đó cũng là cảnh đẩy người tù đến tâm trạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

Có thể nói âm thanh của tiếng chim tu hú là mối dây duy nhất lúc này đưa người đang mang thân tù tội về với cuộc đời, mỗi âm thanh là một tín hiệu về cuộc sống và cũng chở những suy tư của nhà thơ: yêu đời nhưng bị tách đời, muốn hòa mình vào cuộc đời nhưng lại bị ngăn cách hữu hình với song sắt nhà tù.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:10

- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.

+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em": 

+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.

+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.

→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…