Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:28

loading...

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:23

Tham khảo:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:00

Tham khảo

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:15

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:25

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 23:08

Tham khảo:
- Phân bố

+ Lúa gạo, phân bố chủ yếu ở: đồng bằng ven biển đảo Hôn-su, ven bờ phía tây các đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu.

+ Củ cải đường, phân bố chủ yếu ở: đảo Hô-cai-đô

+ Cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở: phía nam và tây nam các đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, phía đông bắc đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.

+ Chè, phân bố chủ yếu ở: đông nam đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư.

+ Thuốc lá, phân bố chủ yếu ở: đảo Kiu-xiu.

+ Lúa mì, phân bố chủ yếu ở: phía bắc đảo Hô-cai-đô

+ Dâu tằm, phân bố chủ yếu ở: trung tâm đảo Hôn-su, phần nhỏ ở đảo Kiu-xiu.

+ Bò được nuôi ở hầu khắp cả nước, nhiều nhất là đảo Xi-cô-cư, đảo Hô-cai-đô, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.

+ Lợn và gà được nuôi tập trung nhiều nhất ở: đảo Hôn-su.


- Phát triển

- Nông nghiệp:

+ Thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.

+ Nền nông nghiệp hiện đại hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm cao.

+ Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.

+ Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp và được hiện đại hóa (chủ yếu là lúa gạo, rau và hoa quả).

+ Chăn nuôi khá phát triển (chủ yếu là: gà, bò, lợn,…), chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt.

- Lâm nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn, chiếm 66% diện tích lãnh thổ. Chú trọng bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh. Sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,2 triệu m3.

- Thủy sản:

+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại hõa, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hàng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, phân bố rộng rãi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 0:09

Tham khảo
1.

- Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta thay đổi theo mùa:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng: đông bắc - tây nam.

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng tây nam - đông bắc.
2.

- Dòng biển: Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.

- Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ: thay đổi theo mùa:

+ Về hướng chảy: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam, còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại là tây nam đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hè.

- Sóng biển: gió mùa cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng trên Biển Đông, trong đó sóng vào mùa đông thường mạnh hơn mùa hạ.

Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.

Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%%; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.

- Chế độ thủy triều:Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:

+ Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất;

+ Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 16:03

Tham khảo

Nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á

- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:

+ Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia);

+ Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)

+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin (Philippines).

- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo.

Tieen Ddat dax quay trow...
14 tháng 8 2023 lúc 16:06

Tham khảo

 Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:

+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.

+ Khu vực đồng bằng.

- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:

+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.

+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.

+ Sắt: Đông Á và Nam Á.

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...

+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Khôi Nguyễn
6 tháng 11 2023 lúc 20:56

- Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.

+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.

+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.

+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tă

Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 21:38

Tham khảo

+ Lúa mì phân bố chủ yếu ở: vùng đồng bằng trung tâm, phía nam sông Mít-xu-ri, phía tây sông Mít-xi-xi-pi.

+ Ngô phân bố chủ yếu ở: phía bắc đồng bằng trung tâm, ven sông Ô-hai-ô và hồ Mi-si-gân.

Đậu tương phân bố chủ yếu ở: ven sông Ri-ô Gran-đê, phía tây nam đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, phía bắc đồng bằng trung tâm.

Cây ăn quả phân bố chủ yếu ở: phía tây nam cao nguyên Cô-lô-ra-đô, bắc và tây bắc dãy A-pa-lát.

Bông phân bố chủ yếu ở: phía nam vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

Củ cải đường phân bố chủ yếu ở: nội địa phía tây lãnh thổ, dọc sông Cô-lôm-bi-a.

+ Gà được nuôi chủ yếu ở: vùng cao nguyên và đồng bằng trung tâm lãnh thổ,

Bò được nuôi chủ yếu ở: phía bắc và đông bắc Bồn địa lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, phía bắc đồng bằng Trung Tâm, phía tây dãy A-pa-lát.

Lợn được nuôi chủ yếu ở: vùng đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.

Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.

+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.

+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.

+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng.