Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 12:58

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: địa phương em đã và đang thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng, trị bệnh ở lợn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 20:42

Bệnh

Nguyên nhân

Phòng bệnh

Đặc điểm

Lở mồm, long móng

Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.

- Kiểm dịch ở biên giới.

- Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.

- Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.

- Tiêm phòng đầy đủ

Chưa có thuốc đặc trị.

- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, mạnh, rộng.

Tụ huyết trùng

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra.

- Định kì bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng.

- Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

- Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

- Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 12:58

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: Địa phương em đã có những biện pháp phòng, trị bệnh cho gia cầm, giảm thiểu được mức thiệt hại về số lượng, gia cầm và kinh tế.

Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết
Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:29

Các hình thức tổ chức khai thác nguồn lợi hải sản là: 

Hộ tư nhân: Hình thức tổ chức mang tính đặc thù, có quy mô nhỏ, hoạt động diễn ra trong các vùng nước ven bừ, sở hữu 99% số lượng tàu thuyền trên cả nước.Tổ hợp tác: Một nhóm người cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, hợp tác cùng có lợi. Tổ thường có 3 - 10 tàu chuyên đánh cá và có bố trí tàu làm dịch vụ.Hợp tác xã khai thác hải sản xa bờ: Được khuyến khích phát triển nhưng số lượng vẫn chưa phát triển.Doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế khác: Các đội tàu vừa làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ và công ích trên các vùng biển.
Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:32

bằng lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới đăng, lưới rừng, bẫy, dùng câu, dùng ánh sáng...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 14:59

Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:

Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.

Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt. 

Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.

Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:52

Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi:

Công nghệ sản xuất thịt hộp: nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới. Một số sản phẩm được chế biến bằng nhiệt như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...

Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa.

Chế biến thịt hộp:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị.

Bước 2: Xử lí nhiệt: Làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.

Bước 3: Đóng hộp: Cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bào khí, ghép mí (đóng nắp hộp).

Bước 4: Tiệt trùng: Xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 - 121oC trong khoảng 15 phút.

Bước 5: Bảo quản: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 6 2018 lúc 4:39

- Đánh bắt hải sản biển, khai thác đặc sản biển.

- Phát triển khai thác khoáng sản biển: dầu mỏ, cát trắng, muối,…

- Phát triển du lịch biển đảo.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 21:13

Tham khảo

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 21:14

Tham khảo

 

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

Lê Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
6 tháng 8 2023 lúc 13:16

Tham khảo:
loading...