Hãy nêu biện pháp phòng, trị bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi.
Những biện pháp nào có thể phòng và trị bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ?
A. Vệ sinh ao nuôi cá
B. Dùng vôi hoà vào nước và té đều xuống ao
C. Đáp án A và B
D. Đáp án A hoặc B
Đáp án: C. Đáp án A và B
Giải thích: Những biện pháp nào có thể phòng và trị bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ là:
+ Vệ sinh ao nuôi cá
+ Dùng vôi hoà vào nước và té đều xuống ao
Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
Tham khảo:
- Phòng bệnh: Nuôi dưỡng, chăm sóc dùng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Điều trị: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với thuốc trợ sức cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Khi con vật có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần báo cho cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lí và điều trị bệnh.
Cá rô phi đơn tính cho tốc độ lớn nhanh hơn, đồng đều hơn so với nuôi cá rô phi lưỡng tính. Để sản xuất giống cá rô phi đơn tính, người ta dùng biện pháp:
A. Chọn lọc lấy cá con là cá đực hoặc cá cái để thu được hiệu quả cao nhất
B. Dùng máy li tâm tách tinh trùng thành 2 loại X và Y để điều khiển giới tính đời con
C. Cho cá bột ăn thức ăn chứa vitamin estrogen
D. Bổ sung 17-methyltestosterol và vitamin C vào thức ăn cho cá bột.
Đáp án D
Cá rô phi đơn tính cho tốc độ lớn nhanh hơn, đồng đều hơn so với nuôi cá rô phi lưỡng tính. Để sản xuất giống cá rô phi đơn tính, người ta dùng biện pháp bổ sung 17-methyltestosterol và vitamin C vào thức ăn cho cá bột.
mọi người giúp mk câu đây vs ạ!!!!
EM HÃY CHO BIẾT CON ĐƯỜNG TRUYỀN DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Con đường truyền bệnh: Lây qua muỗi là vật truyền trung gian ; Lây truyền qua đường máu
BPPC: Cần diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, Luôn mắc màn khi đi ngủ kể cả ban ngày và ban đêm, Sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi, thuốc xịt muỗi, vợt điện,…
1. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn (Aedes) là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó đốt sang người lành và truyền vi rút gây bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.
2. Các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết: a. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng
- Đậy kín các chum, vại, bể…chứa nước không để cho muỗi vào đẻ trứng.
- Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy.
- Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước nhỏ (chum, vại, bể...) 1 tuần 1 lần.
- Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa.
- Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…Lật úp các vật thải có chứa nước.
b. Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt:
- Mặc áo quần dài tay.
- Khi ngủ cần nằm trong màn kể cả ban ngày
- Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa.
- Diệt muỗi bằng hóa chất như phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt….
ề xuất được biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người do virus Corona gây ra; bệnh sốt xuất huyết ở người.
Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh tiên mao trùng.
Tham khảo:
Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm và định kỉ phun thuốc diệt côn trùng. Ở những vùng thường xuyên xuất hiện bệnh thì có thể dùng thuốc đặc trị tiêm phòng cho gia súc vào mùa phát bệnh (mùa mưa).
Điều trị: Con vật mắc bệnh cần được cách li, điều trị kịp thời bằng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Hãy nêu các biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm.
Tham khảo:
Phòng bệnh:
- Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
- Bảo hộ lao động
- Vaccine
- Dinh dưỡng Vệ sinh Không thả rông Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm
Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm. Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần:
- Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- Cách là triệt để không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.
- Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh, vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Nêu biện pháp các bệnh phòng tránh về mắt
Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Tham khảo:
Biện pháp phòng bệnh:
- Cách li 10 ngày với lợn mới nhập về
- Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi
- Tiêm vaccine
- Vệ sinh chuồng trại
- Để trống chuồng 2 tuần giữa các lứa nuôi
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
Biện pháp trị bệnh:
- Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
- Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh: vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú ở trâu, bò.
Tham khảo:
- Phòng bệnh: Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kĩ thuật, nhất là khâu vắt sữa và vệ sinh bầu vú, tránh các tác động cơ học vào bầu vú. Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
- Điều trị: Dùng cao tiêu viêm xoa vào bầu vú bị viêm. Dùng thuốc đặc trị viêm vú bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Tiêm vitamin B1 và cafein vào bắp thịt con vật. Thụt rửa bầu vú bị viêm bằng các loại thuốc sát trùng như thuốc tím, rivanol, lugol.... Việc sử dụng các loại thuốc cần phải theo đơn thuốc của bác sĩ thủ y và hướng dẫn của nhà sản xuất.