Hãy mô tả một số phương pháp bảo quản thuỷ sản theo mẫu Bảng 2.
Trình bày nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi. Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp nào? Hãy mô tả các bước của một trong các phương pháp đó.
Nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi:
Phương pháp công nghệ bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp sẽ ức chế các hoạt động sống của vi sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa xảy ra trong sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm giữ được chất lượng trong thời gian dài hơn. Tùy thuộc vào thời gian cần bảo quản và đặc điểm của từng loại sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) mà nhiệt độ làm lạnh khác nhau.
Phương pháp công nghệ xử lí nhiệt độ cao: nâng nhiệt độ sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) lên mức nhất định sẽ làm ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hóa và hoạt động của vi sinh vật trong sản phẩm chăn nuôi, nhờ vậy mà sản phẩm được kéo dài thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào sản phẩm, mục tiêu và thời gian bảo quản mà người ta xử lí ở nhiệt độ khác nhau.
Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp: phương pháp công nghệ bảo quản lạnh.
Bảo quản trứng trong hộp ở nhiệt độ thấp, dưới 4.4 độ C hoặc để trứng ở trong tủ lạnh ngăn lạnh nhất.
Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết?
- Bảo quản sản phẩm thủy sản để: Hạn chế hao hụt về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo giữ nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Các phương pháp bảo quản:
+ Ướp muối.
+ Làm khô.
+ Làm lạnh.
Hãy mô tả các công nghệ cao ứng dụng trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi ở bảng 1.
Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản hạt và nông sản, kể tên một số đối tượng được bảo quản ở mỗi biện pháp bằng cách hoàn thành bảng sau.
Tham khảo:
Biện pháp | Cơ sở khoa học | Đối tượng |
Bảo quản lạnh | Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào dẫn đến làm giảm cường độ hô hấp tế bào của nông sản, đồng thời cũng ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hỏng nông sản. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản. | Rau xà lách, bắp cải, quả cà chua, quả táo, củ cà rốt,… |
Bảo quản khô | Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm, đồng thời cũng ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hỏng nông sản. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản. | Hạt lúa, hạt ngô, hạt lạc, hạt vừng,… |
Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao | Hàm lượng CO2 cao ức chế quá trình hô hấp tế bào của nông sản. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản. | Các loại rau, củ, quả,… |
Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 thấp | Hàm lượng O2 thấp dẫn đến không đủ nguyên liệu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào dẫn đến hô hấp tế bào giảm. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản nông sản. | Các loại rau, trái cây,… |
Mô tả các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn bảo quản thức ăn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
* Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
- Ưu điểm: ngăn chặn được chuột, kiến, gián và thuận tiện cho việc cơ giới hóa quá trình xuất và nhập kho.
- Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn.
* Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.
- Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn.
* Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Ưu điểm: Silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1 000 tấn thức ăn; có thể tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật; tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao
* Liên hệ thực tiễn: Địa phương đang áp dụng bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
Quan sát Hình 20.4 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp thanh trùng.
Bảo quản tươi bằng phương pháp thanh trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Thanh trùng: nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC.
Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một số phương pháp bảo quản mà em biết.
- Phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản vì:
+ Bảo quản có thể hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
+ Chế biến làm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Có 3 phương pháp bảo quản:
+ Uớp muối: Sau khi bỏ ruột, móc mang, đánh vẩy thì xếp 1 lớp cá một lớp muối.
+ Làm lạnh: Hạ nhiệt độ đến mức vi sinh vật không thể hoạt động được.
II.Phần tự luận
Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết?
Bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm mục đích:
+ Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
+ Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Một số phương pháp bảo quản:
+ Ướp muối
+ Làm khô
+ Làm lạnh
Chú ý: Để đảm bảo chất lượng thì tôm, cá phải tươi, không nhiễm bệnh… Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm…
Trong ba phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản, theo em phương pháp nào phổ biến? Vì sao?
Phương pháp làm lạnh vì cá thường được đánh ngoài khơi xa bờ sau khi bắt vận chuyển vào bờ cần một thời gian dài nên để giữ được độ tươi sống của tôm cá thì người ta phải làm lạnh
Hãy so sánh các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu Bảng 1.