Nêu một số ứng dụng thực tiễn của quy luật Mendel.
Nêu một số ứng dụng cảm ứng thực vật trong thực tiễn
Hiện tượng cảm ứng thực vật được con người ứng dụng trong rất nhiều mặt của đời sống như:
- Ứng dụng tính hướng sáng của thực vật để tạo hình cây bonsai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng.
- Ứng dụng tính hướng nước để trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước.
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như: bầu, bí, mướp …
Nêu một số ứng dụng cảm ứng thực vật trong thực tiễn
-Hướng tiếp xúc: cần làm giàn khi trồng một số loài thân leo như hoa thiên lí, cây dưa chuột.
-Tính hướng sáng; đối với cây ưa sáng mạnh thì trồng ở nơi quang đãng, còn đối với cây ưa sáng yếu thì trồng ở nơi có nhiều bóng tối
-Tính hướng hóa: một số loài cây cần bón phân sát bề mặt đất như cây lúa, cây dừa
Nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn và cho ví dụ minh họa.
- Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.
- Ví dụ:
+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.
+ Lai tạo và chọn lọc những giống bò cho sữa với chất lượng tốt.
+ Lại tạo vào chọn lọc cho lợn cho tỉ lệ nạc cao.
Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn.
Một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn:
- Sản xuất thuốc trừ sâu.
- Tạo giống cây kháng sâu bệnh.
Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng của quá trình đó trong thực tiễn.
Ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng:
- Quá trình cố định đạm ở các vi khuẩn nốt sần Rhizobium jaconicum.
→ Được sử dụng để cung cấp đạm cần thiết cho cây.
- Quá trình tổng hợp amino acid ở vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.
→Được ứng dụng để sản xuất amino acid.
- Quá trình quang hợp ở các vi khuẩn tía.
→ Được ứng dụng để xử lý sulfide trong nguồn nước bị ô nhiễm.
Một số ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng của quá trình đó trong thực tiễn:
- Quá trình tổng hợp amino acid ở vi khuẩn Corynebacterium glutamicum, vi khuẩn Brevibacterium được ứng dụng để sản xuất amino acid.
- Quá trình tổng hợp lipid của nấm men hoặc vi tảo được ứng dụng để sản xuất dầu diesel sinh học.
- Quá trình tổng hợp kháng sinh của nấm mốc Penicillium chrysogenum được ứng dụng để sản xuất kháng sinh penicillin.
Nêu một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất.
Tham khảo!
Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
- Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanhh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.
- Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng khi cây đã lớn.
- Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn để kích thích thân cây vươn dài.
Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
- Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản (bảo quản trong kho lạnh, phơi khô hạt giống), hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc sử dụng các chất ức chế nảy mầm.
- Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, ...
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, ...
Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người bằng cách hoàn thành Bảng 15.1.
Tham khảo:
Ứng dụng | Cơ sở ứng dụng | Lợi ích |
Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,…), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu | Tính hướng tiếp xúc | Giúp cây bám chắc để vươn lên |
Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,… | Tính hướng tiếp xúc | Giúp cây bám chắc và hướng về ánh sáng |
Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,… để kéo dài thời gian ngủ của hạt | Hiện tượng ngủ nghỉ của hạt | Bảo quản hạt tốt hơn |
Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng | Tính hướng sáng | Tiết kiệm diện tích trồng cây |
Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,… Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,… | ứng động sinh trưởng | Giúp tăng năng suất cây trồng |
Câu 32:
a) Em hãy nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn?
b) Vì sao phải bảo vệ một sô loài côn trùng thụ phấn cho cây?
Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tuỳ theo kiểu dinh dưỡng của chúng.
Một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn:
- Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…
- Vi sinh vật hóa tự dưỡng được dùng để dản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,…
Câu 1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản của di truyền học?
Câu 2. Nêu kết quả các thí nghiệm của Menđen
Câu 3. Viết sơ đồ lai từ P 🡪 F1 trong trong phép lai 1 cặp tính trạng
Câu 4.
- Phát biểu nội dung quy luật phân ly của Mendel
- Hãy cho biết nội dung, mục đích của phép lai phân tích
Câu 5.
- NST là gì ? Tính đặc trưng của bộ NST? Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?
- Các hoạt động của NST trong nguyên phân? Kết quả? Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?
Câu 6.
- Thụ tinh là gì? Hợp tử được tạo nên từ các giao tử nào?
- Hãy cho biết loại tế bào nào có khả năng giảm phân tạo giao tử? kết quả của quá trình phát sinh giao tử ở động vật?
Câu 7. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Hãy giải thích tại sao?
Câu 8. Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN. ADN có những chức năng cơ bản nào?
Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
Câu 9. Nêu cấu trúc không gian của phân tử AND? Hệ quả của NTBS thể hiện ở những điểm nào?
Câu 10. Viết được trình tự nuclêôtit trong đoạn mạch bổ sung của ADN
Ví dụ:
Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
– G – T – G – X – T – A – G – T – A –
Viết đoạn mạch bổ sung của mạch ADN trên?
Câu 10: Mạch bổ sung:
\(\left[{}\begin{matrix}1:-G-T-G-X-T-A-G-T-A-\\2:-X-A-X-G-A-T-X-A-T-\end{matrix}\right.\)
Những câu trên đều là lý thuyết, bạn xem trong sgk hoặc vở ghi bài nhé!